Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu là một hình thức đầu tư phổ biến trong thị trường kinh doanh hiện nay. Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao và uy tín cho công ty. Tuy nhiên, khi quyết định góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu. Các nhà đầu tư cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong bài viết này. Chúng ta sẽ điểm qua những điều cần lưu ý khi góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu.

Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?
Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Góp vốn kinh doanh được pháp luật quy định thế nào?

Góp vốn kinh doanh là hành động đầu tư của các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp bằng việc đưa tiền, tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản vào một công ty hoặc doanh nghiệp khác nhằm chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ phần trăm quy định. Pháp luật cụ thể quy định về góp vốn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Và các qui định có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại hình doanh nghiệp.

Tài sản được dùng để góp vốn quy định cụ thể tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là:

  • Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật. Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Nếu tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Xem thêm: Quy trình đăng ký nhãn hiệu 

Những vấn đề cần lưu ý khi góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu

Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?
Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Định giá nhãn hiệu

Trước khi tiến hành góp vốn bằng nhãn hiệu. Cần thực hiện đánh giá giá trị nhãn hiệu một cách chính xác và chuyên nghiệp. Điều này giúp xác định giá trị thực sự của nhãn hiệu và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc xác định tỷ lệ góp vốn phù hợp.

Để định giá nhãn hiệu, cần xem xét các yếu tố như sức mạnh nhãn hiệu gồm. Thị phần, lợi nhuận dự kiến, tiềm năng phát triển và tầm ảnh hưởng của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp.

Thực tế, hoạt động này không hề đơn giản. Do đó, nhằm đảm bảo việc hạn chế các ảnh hưởng có thể xảy ra với người thứ ba trong các hành vi giữa các bên, thì việc định giá tài sản cần phải có sự phối hợp với những người có thẩm quyền để đi đến mức giá cụ thể.

Mâu thuẫn trong việc hạch toán nhãn hiệu

Việc hạch toán nhãn hiệu là một vấn đề phức tạp và có thể gây ra mâu thuẫn khi góp vốn bằng nhãn hiệu. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và tuân thủ các quy định kế toán liên quan để đảm bảo rằng việc hạch toán nhãn hiệu được thực hiện đúng cách và đáng tin cậy.

Căn cứ Điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Nhãn hiệu là một loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán số 04 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC). Không có nội dung nào ghi nhận nhãn hiệu là tài sản cố định vô hình. Đây thực sự là một vướng mắc cho việc hạch toán tài sản.

Doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ phải hạch toán giá trị vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ do bên góp vốn vào tài sản cố định và trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi góp vốn. Như vậy, theo nguyên tắc về việc hoạch toán kế toán, chỉ có những quyền sở hữu trí tuệ có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để hạch toán vào vốn góp thành lập doanh nghiệp.

Về giao nhận nhãn hiệu khi góp vốn

Quá trình giao nhận nhãn hiệu cần được xác định rõ ràng và chi tiết trong hợp đồng góp vốn. Các bước thực hiện, thời gian giao nhận, trách nhiệm và phạm vi giao nhận nhãn hiệu cần được xác định một cách chính xác để tránh những tranh cãi sau này. Điều này đảm bảo rằng quyền sử dụng nhãn hiệu được chuyển giao một cách hợp lý và minh bạch.

Quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng nhãn hiệu, sáng chế là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Do vậy khi muốn góp vốn là bằng nhãn hiệu, sáng chế. Thì cần phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu bằng nhãn hiệu, sáng chế đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế được thực hiện thông hai hình thức. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, sáng chế. Và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối với nhãn hiệu, sáng chế. 

Xử lý phần vốn góp nhãn hiệu khi hết thời hạn góp vốn nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ

Khi hết thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu kết thúc, cần xác định rõ quy trình và điều kiện để xử lý phần vốn góp nhãn hiệu. Các bên nên thỏa thuận trước về việc tái cấu trúc, chuyển nhượng hoặc sử dụng lại nhãn hiệu khi không còn bảo hộ. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục và bền vững của kinh doanh sau khi hết thời hạn bảo hộ.

Khi góp vốn, căn cứ theo thời hạn trong thỏa thuận góp vốn để xác định thời điểm hết hiệu lực của thỏa thuận này. Khi góp vốn bằng nhãn hiệu, sáng chế.  Các bên phải lập hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.Hợp đồng này coi là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận góp vốn theo thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu. Nhưng trên thực tế thì thỏa thuận góp vốn không còn hiệu lực, thì người góp vốn bị mất tư cách thành viên hoặc giảm giá trị phần vốn góp. Đồng thời công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ.

Xem thêm: Chuyển giao công nghệ là gì ?

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *