Hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi sử dụng các tác phẩm có bảo hộ quyền tác giả nhưng không có sự cho cho phép, đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đó là hành vi vi phạm các độc quyền được cấp cho chủ thể quyền tác giả để chống lại bên thứ ba như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện tác phẩm được bảo hộ, hoặc tạo ra các tác phẩm phái sinh.
MỤC LỤC
Xâm phạm quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp không xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật cho phép
Những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả?
Những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2020:
- Chiếm đoạt quyền tác giả ( đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học).
- Mạo danh, mạo nhận là tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm không được sự cho phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả không được sự cho phép của đồng tác giả đó.
- Sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc nội dung tác phẩm gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không xin phép của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định trong Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định khác.
- Sử dụng tác phẩm không xin phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác được quy định trong pháp luật pháp luật, trừ trường hợp quy định khác
- Nhân bản, tạo bản sao, phân phối, trưng bày triển lãm hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu.
Xâm phạm quyền tác giả
Cách xử lý khi phát hiện vi phạm quyền tác giả
- Bước 1: Phân tích hành vi xâm phạm
Phân tích hành vi xâm phạm để tìm kiếm và phát hiện ra những chứng cứ vi phạm để từ đó quyết định có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả và tính đến các bước tiếp theo để xử lý vi phạm này.
- Bước 2: Gửi thư cảnh báo
Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm thì sẽ gửi thư cảnh báo nhằm nhắc nhở bên vi phạm và cũng như tạo cơ hội cho hai bên có thể thương lượng phương án giải quyết dễ dàng, giảm bớt thủ tục phức tạp.
Trường hợp đã gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm dừng hành vi, hai bên thỏa thuận thống nhất tự giải quyết và đền bù nếu có thiệt hại thì dừng ở bước này.
Trường hợp bên xâm phạm không chấm dứt hành vi thì nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
- Bước 3: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm quyền tác giả quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ là: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy Ban Nhân Dân các cấp.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Việc xử lý vi phạm sẽ căn cứ với từng loại hành vi và mức độ tính chất khác nhau của từng loại hình vi đó. Theo đó, khi phát hiện tác phẩm của mình sáng tác hoặc sở hữu bị một cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng với mục đích bất chính hay chưa được sự đồng ý, cho phép của mình,… thì chủ sở hữu quyền tác giả hoàn toàn có thể xử lý xâm phạm quyền tác giả này theo các quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm: Ai là chủ sở hữu quyền liên quan
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com