Hôn nhân cận huyết thống vốn là một hủ phong kiến xa xưa. Ngày nay tuy tình trạng này đã giảm thiểu được rất nhiều. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà nó vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Vấn nạn ấy không những vi phạm về mặt đạo đức, pháp luật. Mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy khác. Hôn nhân cận huyết thống bị pháp luật xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
MỤC LỤC
Hôn nhân cận huyết thống là gì?
Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Hôn nhân cận huyết thống thuộc trường hợp cấm kết hôn. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa cụ thể. Kết hôn của những người có họ trong phạm vi ba đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra. Gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. (Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống).
Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống
Mặc dù tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong những năm gần đây đã được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên không thể không nhắc đến những ảnh hưởng nặng nề của hôn nhân cận huyết thống đến sức khoẻ của những người mẹ và trẻ em. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao và nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Quyền của trẻ em cũng không được đảm bảo. Không chỉ vậy, hôn nhân cận huyết còn làm suy giảm chất lượng dân số, duy trì giống nòi. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Hôn nhân cận huyết thống không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân của những người trong mối quan hệ đó. Mà còn ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và nhận thức về hành vi này.
Xem thêm: Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết
Hậu quả của hôn nhân cận huyết
Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống khiến cho những gen lặn bệnh lý ở người đàn ông và người phụ nữ kết hợp với nhau và gây bệnh cho con. Đứa trẻ sinh ra trong hôn nhân cận huyết thống có thể bị dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền:
- Bệnh da vảy cá do hôn nhân cận huyết thống
- Thiếu men G6PD do hôn nhân cận huyết thống
- Suy giáp bẩm sinh do hôn nhân cận huyết
- Hội chứng Pa-tau do thừa một nhiễm sắc thể 13
- Hôn nhân cận huyết thống và hội chứng Down
- Mù màu vì hôn nhân cận huyết thống
- Bệnh máu nguy hiểm hay gặp do hôn nhân cận huyết thống.
- Đối với người mẹ, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới nguy cơ cao bị thai lưu, sảy thai,…
Có thể thấy, hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến nòi giống và sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sức khoẻ và quyền lợi của trẻ không được bảo đảm. Chất lượng dân số giảm dẫn đến nhiều hệ luỵ: bệnh tật, thất học, nghèo đói,…
Đối với bản thân và gia đình
Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng trực tiếp đối với chính những người trong cuộc. Khi cuộc hôn nhân này diễn ra tức là nó sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành của một loạt bệnh lý di truyền. Bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể phát triển và bộc lộ ở thế hệ sau.
Hôn nhân cận huyết làm suy giảm sức khỏe. Tăng tỷ lệ bệnh tật do hết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. (Như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời…).
Cũng chính vì nguyên nhân này, nó khiến cho gia định không hạnh phúc. Gánh nặng kinh tế nhiều hơn, không thể thoát nghèo.
Đối với xã hội
Hôn nhân cận huyết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những đứa trẻ do người trong cuộc sinh ra. Mà nó còn tác động xấu đến đạo đức truyền thống, văn hóa. Phá vỡ đi các mối quan hệ dòng tộc, gia đình.
Theo thời gian, nó chính là tác nhân trực tiếp làm biến đổi các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt. Hơn những thế, gánh nặng từ việc chi trả chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh lý di truyền do hôn nhân cận huyết gây ra nền kinh tế rất khó phát triển
Hôn nhân cận huyết thống bị pháp luật xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa nhưng người có họ trong phạm vi ba đời.
Xử lý hình sự
Đối với hôn nhân cận huyết thống, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội loại luân theo Điều 184. Theo đó, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ. Anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com