Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu

Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu

Việc định giá nhãn hiệu không phải là điều dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ năng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong bài viết sau đây, mời bạn đọc tìm hiểu một số vấn đề quan trọng liên quan đến định giá nhãn hiệu.  Đồng thời chúng ta cũng sẽ khám phá phương pháp định giá nhãn hiệu phổ biến_Interbrand.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (brands) được quy định theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt . Thương hiệu được tạo ra nhằm nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân/ tổ chức. 

Nhãn hiệu là gì?

Theo K16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. 

Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?
Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Tại Luật SHTT Việt Nam hiện hành, không có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Thực tế là hai khái niệm này thường được sử dụng đồng nghĩa và ít khi được phân biệt.

Điều khoản về nhãn hiệu và thương hiệu thường chỉ được đề cập dưới khái niệm “nhãn hiệu” (trademark). Theo K20 Điều 4 và Điều 74 Luật SHTT, “nhãn hiệu” được định nghĩa là các dấu hiệu như từ, ngữ, hình ảnh, biểu tượng, kết hợp các yếu tố này. Trên phương diện pháp lý, “nhãn hiệu” là đối tượng được pháp luật bảo vệ qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Còn thương hiệu thì không.

>> Xem thêm: Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Tuy nhiên xét rộng hơn, chúng ta vẫn thấy có điểm khác biệt giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu”:

Thứ nhất là đối tượng sử dụng:

  • Nhãn hiệu: Là các dấu hiệu như từ, ngữ (một cụm từ), hình ảnh, biểu tượng, logo hoặc sự kết hợp các yếu tố này, được sử dụng trực tiếp trên hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt chúng với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác.
  • Thương hiệu: Có thể xuất hiện trong các quảng cáo, chiến dịch truyền thông, và các hoạt động marketing. Và không cần phải được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thứ hai là tính chất sử dụng:

  • Nhãn hiệu: Thường được sử dụng trên sản phẩm hoặc dịch vụ để định danh, phân biệt và nhận diện chúng.
  • Thương hiệu: Được sử dụng để xây dựng danh tiếng, uy tín và giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện một tư duy và phong cách kinh doanh riêng biệt.

Thứ ba là hai bên có vai trò khác nhau:

  • Nhãn hiệu: Giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận dạng các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
  • Thương hiệu: Tạo sự tín nhiệm và lòng trung thành với doanh nghiệp.

Thứ tư là phạm vi sử dụng:

  • Nhãn hiệu: Áp dụng trực tiếp cho một loạt sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp.
  • Thương hiệu: Tác động đến toàn bộ hình ảnh, quan điểm doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng. Hay cách làm việc cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu.

Thương hiệu và các khía cạnh giá trị của thương hiệu

Theo nghĩa rộng, thương hiệu là một khái niệm tổng hợp mô tả về danh tiếng, uy tín, giá trị tinh thần và tình cảm mà một doanh nghiệp tâm trí của người tiêu dùng/ nhân viên.

Sau đây là một số khía cạnh giá trị của thương hiệu:

  • Thương hiệu giúp xác định, nhận diện doanh nghiệp. 
  • Một thương hiệu tích cực sẽ tạo ra lòng trung thành phí khách hàng. Hơn thế nữa, người tiêu dùng sẵn lòng chọn lựa và mua sản phẩm của doanh nghiệp họ yêu thích hơn.
  • Thương hiệu có xu hướng tạo ra  nhiều giá trị cho sản phẩm/dịch vụ. Một sản phẩm có thương hiệu tốt sẽ bán được giá cao hơn so với một sản phẩm chưa có.
  • Thương hiệu mang lại phong cách cho khách hàng không chỉ là sản phẩm thông thường
  • Thương hiệu có thông điệp tốt đẹp sẽ tạo cảm giác tự hào cho nhân viên. Vì họ biết họ là một phần của thương hiệu thành công và giá trị.
  • Thương hiệu hấp dẫn cũng thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.
Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu
Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu

Nhãn hiệu và các khía cạnh giá trị của nhãn hiệu

Sau đây là một vài khía cạnh tích cực về định giá nhãn hiệu:

Đầu tiên, nhãn hiệu giúp phân biệt và nhận diện sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng thời, nhãn hiệu cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp họ tin dùng so với đối thủ.

Lý do thứ hai là nhãn hiệu ập trung vào việc xác định và phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Trong khi thương hiệu bao gồm toàn bộ hình ảnh của doanh nghiệp.

Phạm vi áp dụng của nhãn hiệu hẹp hơn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng định hình kế hoạch hơn. Đồng thời nếu định hình nhãn hiệu sai cũng dễ dàng khắc phục hơn.

Định giá nhãn hiệu: phương pháp của Interbrand

Một trong những phương pháp định giá nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi nhất là Interbrand. Phương pháp này dựa trên yếu tố chính để xác định giá trị nhãn hiệu sau:

  •  Đánh giá hiệu suất tài chính của nhãn hiệu đem lại lợi. Dựa trên các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, và doanh số bán hàng.
  • Tính được sức ảnh hưởng của nhãn hiệu đối với quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Đưa ra được đánh giá tầm nhìn và tác động của nhãn hiệu trong tương lai, khả năng mở rộng và tiềm năng phát triển của thương hiệu.
  • Xác định độ phân biệt và sự độc đáo của nhãn hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Đánh giá vị thế cạnh tranh của nhãn hiệu và so sánh với các thương hiệu khác cùng ngành.
  • Đo lường được thái độ người tiêu dùng khi nhìn thấy hình ảnh của nhãn hiệu.

>> Xem thêm: Quy định về tác phẩm tạo hình

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *