Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?

Xây dựng một thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng. Trong quá trình đó, có bao gồm lựa chọn nên sử dụng và bảo hộ dụng nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ? Cả hai loại đều mang đến những ưu điểm riêng, nhưng điều gì thực sự phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn của bản thân doanh nghiệp đó? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau.

Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?
Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?

Khái niệm nhãn hiệu hình

Hiện này, theo luật Việt Nam, chưa có quy định riêng về nhãn hiệu hình. Tuy nhiên, định nghĩa về nhãn hiệu đã được chuẩn hóa tại luật.

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm. Nhằm phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam được quy định tại Điều 72. 

Theo Điều 72 Luật SHTT sửa đổi 2022, nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu, và được bảo hộ khi:

(i) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

(ii) Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Trong điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, có nhắc tới nhãn hiệu liên quan đến hình. Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu hình có những dấu hiệu hình để tạo ra khả năng phân biệt. Khi sử dụng nhãn hiệu hình, doanh nghiệp giúp người tiêu dùng dễ ghi nhớ nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, nhãn hiệu hình cũng có tính thẩm mỹ cao hơn so với nhãn hiệu chữ.

>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho ba lô

Khái niệm nhãn hiệu chữ

Theo Điều 72 Luật SHTT sửa đổi 2022, dấu hiệu chữ cũng được coi như là nhãn hiệu:

(i) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

Như vậy, nhãn hiệu chữ là nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ. Hoặc có thể kết hợp cả hai yếu tố này để tạo nên nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm. Thay vì sử dụng hình hoặc biểu tượng, nhãn hiệu chữ sẽ tập trung sử dụng từ ngữ để tạo nên sự nhận diện cho người tiêu dùng.

Nhãn hiệu chữ có thể là tên của một công ty, sản phẩm, dịch vụ. Hoặc là bất kỳ từ ngữ nào khác  để tạo ra sự nhận diện duy nhất. Việc xây dựng một nhãn hiệu chữ mạnh mẽ có thể đòi hỏi sự sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu, phong cách viết và font chữ.

Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?
Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?

Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?

Việc nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, ngành công nghiệp, đặc điểm sản phẩm, chiến lược thương hiệu. Trong thực tiễn, chữ là dấu hiệu phổ biến nhất trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu hình cũng có những ưu điểm riêng, có tính đa dạng cao hơn.

Dưới đây là một số điểm mà quý khách có thể cân nhắc khi quyết định nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ:

Bảo hộ nhãn hiệu hình:

  • Nhãn hiệu hình thể hiện độc đáo và tạo sự nhận diện, dễ ghi nhớ hơn với khách hàng. Đặc biệt khi biểu tượng hoặc hình ảnh đó là điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ. 
  • Nhãn hiệu hình truyền tải thông điệp một cách tinh tế hơn. Hình có khả năng truyền tải thông điệp một cách tinh tế và tạo cảm xúc một cách nhanh chóng. Một biểu tượng hay hình vẽ đặc biệt có thể thể hiện giá trị và tính năng của thương hiệu. Mà hoàn toàn không cần diễn đạt bởi quá nhiều từ ngữ.
  • Nhãn hiệu hình dễ tạo cảm xúc và kết nối. Hình ảnh có thể kích thích cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng. Từ đó, người mua sẽ nhớ đến thương hiệu lâu.

Bảo hộ nhãn hiệu chữ cũng có những điểm mạnh riêng so với nhãn hiệu hình:

  • Nhãn hiệu chữ truyền tải thông điệp chi tiết một cách rõ ràng. Đặc biệt trong trường hợp cần tập trung vào việc trình bày thông điệp một cách rõ ràng. Chữ cái và từ ngữ có thể diễn đạt một cách rõ ràng về giá trị, chất lượng và tính năng của thương hiệu.
  • Dễ dàng tạo và in ấn nhãn hiệu chữ hơn. Nhãn hiệu chữ thường dễ dàng tạo ra và in ấn trên nhiều loại bề mặt và sản phẩm, giúp bạn duy trì thương hiệu một cách tiện lợi. Đồng thời, tạo nên nhãn hiệu chữ cũng thường tiết kiệm thời gian hơn vì không cần thiết kế phức tạp.
  • Nhãn hiệu chữ tránh nguy in ra không đúng như trong thiết kế. Khi sử dụng chữ cái và từ ngữ, bạn có thể tránh nguy cơ mất điểm do việc in ấn hoặc vẽ họa không đúng như mong muốn. Thậm chí nếu nhãn hiệu hình không được trình bày chính xác có thể gây ra hiểu nhầm với nhãn hiệu khác.

Tóm lại, cả hai loại nhãn hiệu đều có ưu điểm riêng và phù hợp với các tình huống khác nhau. Trước khi quyết định, quý khách nên xem xét kỹ lưỡng về mục tiêu, giá trị thương hiệu. Đồng thời, cũng cần xem xét  mục tiêu cụ thể. Để đảm bảo rằng nhãn hiệu sẽ phản ánh và hỗ trợ mục tiêu kinh doanh  một cách tốt nhất. Có thể một quyết định thông thái có thể là việc kết hợp cả hai loại để tận dụng ưu điểm của cả hai.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thương hiệu nhà thuốc

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *