Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam, nữ sống chung với nhau nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn. Đồng thời nó vi phạm pháp luật. Đây là một vấn đề nổi lên rất mạnh ở Việt Nam. Vậy các trường hợp sống chung như vợ chồng trái pháp luật? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh. Thì chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Các trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ Luật Hình sự 2015 bao gồm:
- Người nào đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người khác
- Người chưa có vợ, chưa có chồng chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Các trường hợp sống chung như vợ chồng trái luật?
Trường hợp thứ nhất: chung sống như vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên dưới tuổi luật định.
Theo khoản 4 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì. “ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kêt hôn theo quy định của pháp luật.”
Theo khoản 2 Điều 4 quy định: “ Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo…”
Do đó, việc chung sống như vợ chồng với những người dưới tuổi luật định là trái pháp luật.
Tuy hành vi chung sống như vợ chồng của một trong hai bên hoặc cả hai bên dưới tuổi luật định là tự nguyện. Nhưng cũng sẽ gây hậu quả xấu.
- Chung sống khi cả nam và nữ chưa trưởng thành toàn diện. Khả năng xây tạo thu nhập thấp và chưa thể đảm bảo nhiều cho sự tồn tại của gia đình
- Chung sống như vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi sẽ làm cho chất lượng dân số thấp đi. Tình trạng đói nghèo gia tăng…
Trường hợp thứ hai: Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ. Mà một bên hoặc cả hai bên đang có vợ, chồng
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ. Chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là trái với pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn. Và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Thì người đang có vợ hợp pháp mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Với mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trường hợp thứ ba: Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Và điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Thì có quy định rõ là cấm thực hiện hành vi kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể. Cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Do đó, nếu có hành vi kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xem thêm: Các loại tài sản trong hôn nhân
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com