Hiện nay, việc đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những vấn đề rất trọng. Đây được xem là thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Không những thế việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu. Tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về thủ tục bảo hộ thương hiệu độc quyền?
MỤC LỤC
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là thuật ngữ vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cụm từ này thường hay xuất hiện nhiều trên báo chí, truyền thông…còn trong đời sống hằng ngày thì mọi người hay nhắc đến nó bằng cụm từ “nhãn hiệu”. Tuy nhiên, trong kinh doanh hai thuật ngữ này có thể khác nhau về mặt nhìn nhận pháp lý nhưng cơ bản về bản chất chúng mang ý nghĩa tương đồng nhau. Lý do mọi người vẫn hay nhầm tưởng thương hiệu là nhãn hiệu và ngược lại vì hiện nay, không có một định nghĩa pháp lý rõ ràng về thương hiệu.
Nếu như xét về bản chất, có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị của một doanh nghiệp mang lại với nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng. Doanh nghiệp càng có thương hiệu cao càng tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng, từ đó lợi nhuận thu được cũng được gia tăng. Thương hiệu giúp ta đánh giá và có cái nhìn về mặt nhãn quan, sự liên tưởng trong trí não về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.
Song, xét về mặt nhận diện thì thương hiệu bao gồm tên được gợi hình, có thể nhận diện bằng mắt bằng dấu hiệu như: logo, nhãn hiệu. Vì lý do này mà nó thường bị đánh đồng là nhãn hiệu.
Hiện nay, thương hiệu có thể chia thành 2 loại là: Thương hiệu doanh nghiệp, ví dụ như Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam); Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam);…Đây là những thương hiệu đã nổi tiếng, xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Bên cạnh đó thì cũng có những thương hiệu mang tầm vóc với quy mô nhỏ hơn nhưng cũng tạo được niềm tin và chỗ đứng trên thị trường như Đồ Gỗ Thanh Tùng, Xưởng gỗ An Lạc…
Bên cạnh thương hiệu doanh nghiệp thì thương hiệu sản phẩm, dịch vụ cũng được nhiều người biết đến như: VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp); VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam); VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);…
Thương hiệu độc quyền là gì?
Thương hiệu độc quyền có nghĩa là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ đã đăng ký bảo hộ. Ví dụ như là 1 công ty, 1 cá nhân như Google là thương hiệu độc quyền của hãng Google Inc….
Bên cạnh đó thì thuật ngữ thương hiệu độc quyền trong tiếng anh thường được người ta gọi là Exclusive brands. Đây cũng chính là thương hiệu chỉ được đăng ký tồn tại duy nhất cho một đối tượng cụ thể.
Làm sao để sử dụng độc quyền thương hiệu?
Để sử dụng thương hiệu một cách độc quyền mọi người cần phải lưu ý một số cách dưới đây:
i) Cách thứ nhất đó là doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để được hưởng độc quyền. Đặc biệt hiện nay thì đây là cách thức phổ biến nhất để được độc quyền thương hiệu tại Việt Nam.
ii) Cách thứ hai đó là hương hiệu của doanh nghiệp phải được công nhận là nổi tiếng qua các tiêu chí quy định tại điều 71 của Luật Sở hữu Trí tuệ và cụ thể như sau:
Đó là về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Về phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Tiếp theo là về doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
Về thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
Sự uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
Về số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
Cuối cùng là về giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Tóm lại, việc chứng minh một thương hiệu nổi tiếng là hết sức khó khăn và hiện tại vẫn chưa có bất cứ một thương hiệu nào được chính thức công nhận là nổi tiếng tại Việt Nam.
Do đó nên việc đăng ký bảo hộ để được độc quyền thương hiệu là điều kiện gần như bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng thương hiệu.
Đăng ký độc quyền thương hiệu là gì?
Thương hiệu là hình tượng của doanh nghiệp và có thể được cấu thành bởi tên gọi, dấu hiệu, từ ngữ, một hình ảnh, thiết kế hoặc bao gồm tất cả các yếu tố đó để xác định một sản phẩm và dịch vụ nhằm phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh khác…
Do vậy mà việc đăng ký độc quyền thương hiệu chính là thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Việc đăng ký thương hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu.
Hướng dẫn đăng ký độc quyền thương hiệu
Hình thức đăng ký
Hiện nay thì có hai hình thức đăng ký độc quyền thương hiệu, mọi người có thể lựa chọn một trong hai:
- i) Đó là tự chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- ii) Bạn cũng có thể thuê dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu.
Ở trong hai hình thức trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Nếu như sử dụng dịch vụ, quý khách sẽ chỉ cần quan tâm đến chi phí. Còn nếu như tự mình thực hiện, quý khách hàng sẽ cần phải nghiên cứu tham khảo chi tiết những thông tin về cách đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất ở các mục tiếp theo để được hoàn chỉnh hơn.
Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu
Hồ sơ được xem là là yếu tố then chốt quyết định khả năng đăng ký thành công hay thất bại. Nếu như quý khách hàng chuẩn bị thiếu hoặc sai đều sẽ bị xem là không hợp lệ. Do đó mà khách hàng nên chuẩn bị đầy đủ theo đúng thông tin mà chúng tôi cung cấp sau:
- i) Đó là mẫu thương hiệu dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)
- ii) Đó chính là tờ khai thông tin thương hiệu đăng ký (2 bản). Vì tờ khai yêu cầu độ chính xác cao, nên nếu quý khách hàng chưa có mẫu hãy liên hệ vớCông ty Luạt Everest để được cung cấp bản chính xác và đầy đủ nhất.
Đặc biệt nếu quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền qua bưu điện sẽ cần thêm chứng từ đã nộp đầy đủ về lệ phí.
Trên đây chính là hồ sơ tối thiểu cần phải có. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị thêm một số tài liệu khác.
Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu
Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu gồm có 4 bước
Bước 1: Đó là lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 2: Đó là tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Bước 3: Sau đó là chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 4: Bước cuối chính là nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký độc quyền thương hiệu
Chi phí đăng ký độc quyền thường hiệu là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký độc quyền thương hiệu được chia theo từng giai đoạn và bao gồm các khoản chi phí sau:
(i) Đó là chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký độc quyền thương hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên thì quý khách hàng vẫn nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi chính thức nộp đơn.
(ii) Đó là về chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu
(iii) Cuối cùng đó là chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Bên cạnh đó, trong quá trình đăng ký logo thương hiệu, một số trường hợp khách hàng sẽ phải chi trả thêm 1 số khoản tiền do việc sai sót trong quá trình soạn thảo đơn đăng ký. Ví dụ như phân nhóm sản phẩm, dịch vụ sai, thiếu thông tin….vv. Tuy nhiên thì chi phí này thường rất nhỏ nên cũng không phải là vấn đề và gây ảnh hưởng lớn với người nộp đơn.
Ngoài ra khi khách hàng sử dụng dịch vụ nộp đơn đăng ký, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ cho đơn vị nộp đơn đăng ký.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền ở đâu?
Để đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền thì mọi người có thể đến trực tiếp địa chỉ của cục ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để nộp hồ sơ. Đặc biết nếu khoảng cách quá xa quý khách hàng có thể liên hệ và gửi qua đường bưu điện.
- i) Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hà Nội
Khách hàng hãy đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Liên hệ Tel: 024 3858 3069.
- ii) Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện của Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại miền nam. Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí MinhĐiện thoại. Liên hệ Tel: (08) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (08) 3920 8486
iii) Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng
Đến văn phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại miền Trung. Địa chỉ đó là 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Quý khách cũng có thể liên hệ qua điện thoại: 0511.3889955. Điện thoại : (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566Fax : (0511) 3889977.
LƯU Ý
- Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Tại thời điểm viết bài tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy.
- Trường hợp quý độc giả cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Công ty TNHH Luật Hải Việt.