Thủ tục hợp thửa như thế nào?

Hợp thửa là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Vậy thủ tục hợp thửa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thủ tục hợp thửa như thế nào?

Hợp thửa đất là việc gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề. Của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung.

Theo đó, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và Luật Đất đai 2013. Quy định về điều kiện hợp thửa đất như sau:

  • Việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng. Tại Điểm 2.3 a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất. Hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, việc hợp thửa đất sẽ chỉ được tiến hành giữa những thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp hai thửa đất không cùng mục đích sử dụng phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

  • Các thửa đất phải liền kề nhau

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa. Hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Do đó, khi hợp các thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa. Hoặc mô tả trên hồ sơ. Và để phần diện tích này được hình thành một thửa đất theo quy định. Thì bắt buộc các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

  • Phần diện tích thửa đất sau khi hợp không được vượt hạn mức sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Tùy từng địa phương và mục đích sử dụng đất mà hạn mức sẽ có sự khác nhau. Trường hợp vượt hạn mức theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi. Cũng như không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ khi người sử dụng đất đáp ứng điều kiện hợp thửa đất

Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT người có nhu cầu hợp thửa cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 11DK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).
  • Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người sử dụng đất
  • Các giấy tờ khác liên quan đến thửa đất khi cần để xuất trình.

Xem thêm: Kinh nghiệm vàng khi giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình thực hiện khi đáp ứng các điều kiện hợp thửa đất

Bước 1:  Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  • Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn được tính như sau: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trả kết quả trong vòng không quá 15 ngày. Đối với các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thời gian không quá 25 ngày.

Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, ngày lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.

Trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay cần trưng cầu giám định thì thời gian thực tế có thể kéo dài lâu hơn.

Nghĩa vụ về tài chính khi đất đáp ứng đủ điều kiện hợp thửa đất

Lệ phí địa chính: Mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tùy vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.

Lệ phí thực hiện thủ tục hợp thửa đất: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi địa phương mà tỉnh quy định mức thu.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu muốn cấp đổi Sổ đỏ thì cần nộp thêm Lệ phí cấp đổi Sổ đỏ.

Xem thêm: Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *