Quy định về bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy định về bảo hộ tác phẩm điện ảnh.

Quy định về bảo hộ tác phẩm điện ảnh
Quy định về bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ Điều 14, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, tác phẩm điện ảnh là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Các đối tượng tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Tác phẩm điện ảnh là gì ?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Việc hình thành nên một tác phẩm điện ảnh là hoạt động sáng tạo tổng hợp nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng khác nhau để tạo nên một tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của hoạt động tư duy sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành.

Đối với một tác phẩm điện ảnh điều kiện để được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả bao gồm:

  • Được sáng tạo và thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định;
  • Nội dung không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, không gây hại cho quốc phòng, an ninh.

Phân loại tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó:
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

Tác phẩm điện ảnh bao gồm:

  • Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
  • Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
  • Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;
  • Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
  • Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;
  • Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.
Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt. 

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 

Tác phẩm điện ảnhđược sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.”

Như vậy, Những chủ thể được coi là tác giả của tác phẩm điên ảnh gồm:

  • Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim
  • Người sáng tác âm nhạc
  • Người thiết kế mỹ thuật
  • Người thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo
  • Người làm các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh.

Tác giả của tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyn nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *