Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể là hai loại bảo hộ sở hữu trí tuệ quan trọng. Chúng giúp định hướng và bảo vệ nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ và danh tiếng của một vùng địa lý hoặc một nhóm người hoặc tổ chức. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc đánh dấu và bảo vệ xuất xứ. Nhưng khi xem xét kỹ, chúng có những mục đích khác nhau.Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng khám phá sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.
MỤC LỤC
Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể
Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi 2022 có quy định về khái niệm của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể:
Tại khoản 17 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022, khái niệm nhãn hiệu tập thể như sau:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Theo K22 Điều 4 Luật SHTT thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.” Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định. Và được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó.
Bên cạnh đó, luật SHTT cũng có quy định về hiệu lực giấy chứng nhận của hai loại đăng ký này:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Trong khi đó, theo K7 Điều 93, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
>> Xem thêm: Bản quyền có được tự động bảo hộ tại nước ngoài không?
Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể
Giống nhau:
Đều là các chỉ dẫn thương mại được quy định tại luật SHTT sửa đổi 2022.
Đều là các dấu hiệu từ ngữ/ hình ảnh biểu tượng.
Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa.
Đều cần phải đăng ký xác lập quyền tại cơ quan nhà nước.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể có những điểm khác nhau chính sau:
Tiêu chí so sánh | Nhãn hiệu tập thể | Chỉ dẫn địa lý |
Khái niệm |
Khoản 17 điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022 | Khoản 22 điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022 |
Chủ sở hữu |
|
|
Cấu thành tên gọi |
Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ dấu hiệu nào được pháp luật cho phép | Cần chứa tên địa danh sản xuất ra dịch vụ/ sản phẩm |
Mục đích |
|
Chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ và xác định nguồn gốc địa lý của sản phẩm |
Phạm vi quyền đăng ký |
Có thể đăng ký bởi bất cứ tập thể, tổ chức, cá nhân. Miễn là cùng nhau hợp tác kinh doanh | Chỉ được đăng ký bởi các tổ chức, hiệp hội, cá nhân có liên quan đến khu vực địa lý |
Thời hạn bảo hộ |
|
Không xác định thời hạn |
Có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu được hay không?
Từ ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, Mỹ có đề xuất “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu”.
Tuy nhiên, điều này đã gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi từ các quốc gia thành viên khác đặc biệt là những quốc gia có truyền thống sản xuất và bảo hộ chỉ dẫn địa lý lâu đời. Như Pháp và Nga cho rằng việc đơn giản hóa quy trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể gây ra các vấn đề. Ví dụ như về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền xuất xứ.
Sau đó Hiệp định TPP đã chuyển đổi thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Do Mỹ rút khỏi thoả thuận ban đầu. Và điều khoản “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu” không còn xuất hiện.
Tại Việt Nam, có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu được hay không?
Luật Việt Nam không có quy định cụ thể cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu. Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là hai loại bảo hộ sở hữu trí tuệ có bản chất khác nhau. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc định danh và bảo vệ nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ. Không có quy định nào cho phép GI được bảo hộ như nhãn hiệu và ngược lại.
Do đó, tại Việt Nam, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều có phạm vi và mục đích bảo hộ khác nhau. Trong một số trường hợp, một sản phẩm có thể được đăng ký và bảo hộ cả là chỉ dẫn địa lý lẫn là nhãn hiệu tập thể. Nhưng mục đích và phạm vi bảo hộ của chúng vẫn khác nhau.
Tóm lại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là hai loại bảo hộ sở hữu trí tuệ quan trọng. Chúng giúp bảo vệ quyền xuất xứ và quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên việc xác lập quyền với hai loại này đôi khi rất phức tạp và cần sự tư vấn từ các chuyên gia về sở hữu trí tuệ.
>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước hoa
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com