Đặc điểm tiêu biểu nhất của nhãn hiệu hình là khả năng truyền tải thông tin một cách độc đáo và sáng tạo, không bị nhàm chán. Sự sáng tạo và độc đáo của nhãn hiệu hình giúp tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng. Vậy nhãn hiệu hình bản chất là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là định nghĩa đã được chuẩn hóa quốc tế theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Mỗi quốc gia đều dựa theo đó mà đưa ra quy định riêng. Việc này nhằm đảm bảo định nghĩa phù hợp với tính đặc thù của mỗi quốc gia. Học hỏi từ các nước đi trước, Việt Nam đã học hỏi và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm. Nhằm phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
Mặc dù định nghĩa mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng nhãn hiệu luôn được coi công cụ marketing. Với chức năng giúp nhận diện sản phẩm của từng doanh nghiệp. Cho nên, nhãn hiệu được đơn vị kinh doanh đầu tư phát triển, từ đó thu lại lợi nhuận cao.
Các loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một chủ đề vô cùng đa dạng, và có nhiều đề tài khai thác. Cho nên, có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu. Sau đây, công ty TNHH luật Hải Việt xin đưa ra một vài cách phân biệt nhãn hiệu cơ bản.
Phân loại theo hình thức của nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu chỉ có phần chữ;
- Nhãn hiệu chỉ có phần hình;
- Nhãn hiệu bao gồm cả phần hình và phần chữ.
>> Xem thêm: Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu có thể được phân loại theo tính chất:
- Nhãn hiệu thông thường (Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT). Đây là nhãn hiệu xuất hiện phổ biến trên thị trường và thường được sử dụng để đại diện cho các sản phẩm hoặc dịch vụ thông thường.
- Nhãn hiệu chứng nhận (Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT). Chủ sở hữu nhãn hiệu phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của việc sử dụng nhãn hiệu. Đồng thời, có nghĩa vụ kiểm soát tuân thủ việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức có quyền sử dụng. Ví dụ như về các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết (Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT). Nhãn hiệu được sử dụng cho sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại hoặc tương tự, hoặc có liên quan đến nhau.
- Nhãn hiệu tập thể (Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT). Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu cũng có thể phân loại theo mức độ nổi tiếng:
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Đây là nhãn hiệu được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và nhận diện rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Và được quy định tại Khoản 20 Điều 4 & điều 75 Luật SHTT 2022. Nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận/ xác lập qua cơ quan nhà nước.
- Nhãn hiệu thông thường, chưa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Sẽ tuân thủ thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường. Nhãn hiệu thông thường do các doanh nghiệp tự xác lập.
Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu hình
Qua việc tìm hiểu ở trên, có thể hiểu nhãn hiệu hình có những dấu hiệu hình để tạo ra khả năng phân biệt. Khi sử dụng nhãn hiệu hình, doanh nghiệp giúp người tiêu dùng dễ ghi nhớ nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, nhãn hiệu hình cũng có tính thẩm mỹ cao hơn so với nhãn hiệu chữ.
Để được coi là nhãn hiệu hình, trước hết cần mang đặc điểm chung của nhãn hiệu.
Theo Điều 72 Luật SHTT sửa đổi 2022, nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu, và được bảo hộ khi:
(i) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.
(ii) Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Theo Điều 72 Luật SHTT 2022, có thể suy ra một vài dấu hiệu để nhận biết nhãn hiệu hình.
- Nhãn hiệu hình có hình ảnh và biểu tượng. Nhãn hiệu hình thường chứa các hình ảnh, biểu tượng, logo hay mô hình đặc biệt. Trong khi nhãn hiệu chữ dựa vào từ ngữ hoặc câu thành phần để xác định và đại diện cho thương hiệu.
- Nhãn hiệu hình có tính phân biệt và dễ ghi nhớ cao.Nhãn hiệu hình thường có tính độc đáo, do đó người tiêu dùng có thể dễ phân biệt và ghi nhớ. Nhãn hiệu chữ cũng có thể đạt tính độc đáo, nhưng có thể khó khăn hơn trong việc tạo nên dấu ấn bằng câu chữ.
- Nhãn hiệu hình có nhiều màu sắc và hình thức thể hiện. Theo điều 72, có thể thấy nhãn hiệu có thể là hình vẽ, hình ảnh, hoặc hình ba chiều. Nhãn hiệu hình này có thể tận dụng những hình thức này để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng.
- Nhãn hiệu hình có thể kết hợp giữa các yếu tố hình và chữ với nhau. Nhãn hiệu hình thường kết hợp giữa yếu tố như hình ảnh, biểu tượng với ký tự chữ để tạo nên nét riêng. Trong khi đó, nhãn hiệu chữ tập trung vào việc sử dụng ký tự chữ cái và ít có yếu tố hình ảnh.
>> Xem thêm: Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com