Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?

Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và sở hữu trí tuệ. Vậy thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu đang được nhiều người quan tâm. Liệu nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau không? Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của công ty Luật Hải Việt.

Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?

Thế nào là nhãn hiệu?

Theo K16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. 
Vậy nhãn hiệu hàng hoá là gì? Nhãn hiệu hàng hoá dấu hiệu của một cá nhân/ doanh nghiệp. Mục đích là để phân biệt dịch vụ cùng loại của mình với các cơ sở kinh doanh khác.
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là một quy trình pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Đồng thời ngăn chặn việc sao chép, sử dụng trái phép nhãn hiệu.
Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?
Thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu?

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá:

  • Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;
  • Hình vẽ, ảnh chụp;
  • Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.

Phân loại nhãn hiệu

Sau đây là một vài phân loại chính của nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu thông thường
  • Nhãn hiệu chứng nhận
  • Nhãn hiệu liên kết
  • Nhãn hiệu tập thể

Ngoài ra nhãn hiệu cũng có thể phân loại dựa trên độ nổi tiếng (theo Khoản 20 Điều 4 & điều 75 Luật SHTT 2022)

>> Xem thêm: Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp

Thế nào là thương hiệu?

Thương hiệu (brands) được quy định theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt . Thương hiệu được tạo ra nhằm nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân/ tổ chức. 

Thương hiệu là tên, hình ảnh, biểu tượng hoặc bất kỳ yếu tố nào khác đại diện cho một doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng. Thương hiệu không nhất thiết phải được sử dụng trực tiếp trên hàng hóa hoặc dịch vụ như nhãn hiệu, mà có thể xuất hiện trong các quảng cáo, chiến dịch truyền thông, v.v.

Thương hiệu giúp xây dựng mối liên kết tinh thần và tình cảm giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên sự tín nhiệm và sự trung thành với thương hiệu.

Vậy thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng dưới bối cảnh khác nhau. Nhãn hiệu được sử dụng nhiều hơn để xác định sơ sở pháp lý. Trong khi đó, thương hiệu được sử dụng trong lĩnh vực thương mại. Cho nên, thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định như thế nào?

Theo Điều 74 và Điều 75 của Luật SHTT, để nhãn hiệu có khả năng phân biệt, nhãn hiệu cần:

  • Tính độc đáo và không trùng lặp.

Nhãn hiệu không được giống hoặc trùng với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc đang được sử dụng trước đó.

  • Tính khác biệt.

Nhãn hiệu phải có tính khác biệt riêng biệt so với các nhãn hiệu khác trên thị trường, để dễ dàng phân biệt và nhận dạng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Khả năng phân biệt nguồn gốc.

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt nguồn gốc hoặc nguồn xuất xứ của hàng hóa hoặc dịch vụ. Từ đó giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể.

Nhãn hiệu hàng hóa là gì
Nhãn hiệu hàng hóa là gì
  • Không gây nhầm lẫn.

Nhãn hiệu không được gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc đang được sử dụng trước đó.

  •  Trường hợp đặc biệt.

Nhãn hiệu không cần các tiêu chí phân biệt truyền thống để được công nhận. Đó là trường hợp của nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng là những nhãn hiệu đã đạt được mức độ nổi tiếng rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng, vượt qua ranh giới ngành nghề và địa lý. Nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ dựa trên mức độ nổi tiếng của nó mà không cần đáp ứng các tiêu chí phân biệt truyền thống.

Trong quá trình đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, các tiêu chí trên sẽ được cơ quan đăng ký nhãn hiệu (thường là Cục Sở hữu trí tuệ) đánh giá và xem xét để quyết định việc công nhận và bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành?

Tại Luật SHTT Việt Nam hiện hành, không có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Thực tế là hai khái niệm này thường được sử dụng đồng nghĩa và ít khi được phân biệt.

Điều khoản về nhãn hiệu và thương hiệu thường chỉ được đề cập dưới khái niệm “nhãn hiệu” (trademark). Theo K20 Điều 4 và Điều 74 Luật SHTT, “nhãn hiệu” được định nghĩa là các dấu hiệu như từ, ngữ, hình ảnh, biểu tượng, kết hợp các yếu tố này. Nhãn hiệu được sử dụng trên hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác.

Vậy trên phương diện pháp lý, “nhãn hiệu” là đối tượng được pháp luật bảo vệ qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. “Thương hiệu” được tạo nên qua quá trình phát triển doanh nghiệp. Và thường được dùng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp.

Có thể thấy nhãn hiệu và thương hiệu thường khó phân biệt. Vì hai từ này có nghĩa tương đồng nhau. Và có thể thay thế nhau trong trường hợp nhất định.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu kem đánh răng

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *