Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hiện hành

Pháp luật hôn nhân Việt Nam quy định như thế nào về nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng trong hôn nhân? Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng theo quy định hiện nay là gì ?

Điều kiện của người được cấp dưỡng

Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên

Người được cấp dưỡng là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình. Hoặc người không có hoặc có tài sản gốc nhưng không sinh lời hay có sinh lời, có khả năng khai thác nhưng không đủ.

Điều kiện của người cấp dưỡng

Có khả năng thực hiện nghĩa vụ

Theo Khoản 1 Điều 16 của Nghị định 70/2001/ND – CP thì: “là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.”

Phương thức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cấp dưỡng định kỳ

Cấp dưỡng theo định kỳ là việc bên cấp dưỡng đóng góp tiền, tài sản cho bên được cấp dưỡng theo tháng, theo quý, nửa năm, hoặc hàng năm. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Cấp dưỡng một lần

Phương thức cấp dưỡng một lần là việc bên cấp dưỡng đóng góp tiền, tài sản cho bên được cấp dưỡng một lần. Phương thức này thuận tiện và có lợi cho người được cấp dưỡng so với phương thức cấp dưỡng định kì, tránh tình trạng trốn tránh nghĩa vụ. Tuy nhiên do số tiền cấp dưỡng theo phương thức này có giá trị tương đối lớn nên chỉ phù hợp khi người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế.

Các loại nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu

– Ông bà không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, bác cậu ruột với cháu ruột

– Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 118 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định như sau về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

– Người được cấp dưỡng đã thành niên có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi.

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng.

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *