Quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo (AI)

Tuy mới được ra mắt, trí tuệ nhân tạo (AI) đã chiếm được vai trò quan trọng trong đời sống. Trong bối cảnh AI càng ngày chiếm được lòng tin của nhiều người, và xuất hiện nhiều hơn, việc tìm hiểu những điều kiện pháp lý liên quan là vô cùng cần thiết. Vậy quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo gồm những gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo (AI)
Quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo (AI)

Tổng quan về trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (TTNT) có tên tiếng anh là Artificial Intelligence. Đôi khi trí tuệ nhân tạo cũng được gọi là thông minh nhân tạo. Đây là sản phẩm được coi là tiên tiến nhất trong lịch sử văn minh loài người hiện nay. 

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học máy tính quan đến trí tuệ và sáng tạo. Từ đó nó có thể tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Những TNTT được xây dựng lên với mong muốn có trí tuệ thông minh như con người. Từ đó, AI có thể thực hiện những công việc phức tạp hoặc nguy hiểm thay cho sức lao động của con người. Giúp con người tiết kiệm được sức lao động hơn.

Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng sẽ có một quan hệ pháp lý mới sẽ phát sinh. Từ trước đến nay, con người từng phát sinh quan hệ pháp lý với pháp nhân, hay thực hiện những giao dịch điện tử, v.v. Nhưng, thực chất bên trong, tư cách pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử, chữ ký điện tử đều phải thông qua trực tiếp ý chí và hành động của con người. Khi AI phát triển, sẽ không cần tới sự tác động của con người nữa.

>> Xem thêm: Quy định về đồng tác giả

Sau đây là một số loại hình TTNT phổ biển:

  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP – Natural Language Processing)
  • Thị giác máy (Computer Vision)
  • Học máy (Machine Learning)
  • Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks)
  • Robot học 
  • Trí tuệ nhân tạo mềm (Soft AI)
  • Trí tuệ nhân tạo mạnh (Strong AI)

Tính ứng dụng của TTNT rất cao.

  • Thường thấy phố biến nhất là áp dụng trong ngành công nghệ thông tin. Ai có thể được áp dụng để tạo nên các ứng dụng trên điện thoại, hay phần mềm máy tính
  • Ai cũng có thể được áp dụng trong y tế. Thông qua việc AI thu thập dữ liệu và phân tích, từ đó tìm ra được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Hay AI cũng có thể tạo ra thực đơn ăn uống thông qua việc thu thập thể trạng và nghiên cứu chỉ số cơ thể.
  • AI giúp phát triển ngành ô tô tự lái. AI có thể lái xe an toàn vì có khả năng nhận diện môi trường xung quanh và đưa ra dự đoán
  • Trong lĩnh vực tài chính, AI có thể phân tích dữ liệu, và đưa ra dự đoạn rủi ro để kịp thời phòng tránh.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình. Đồng thời, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Theo Điều 198, 199, Điều 200 Luật SHTT sửa đổi 2022 và các nghị định liên quan, quyền SHTT được đảm bảo như sau:

Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ. Hoặc quyền được bảo vệ bằng hoạt động của cơ quan nhà nước. Thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là:

  • Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp),
  • Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan),
  • Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo

Hiện tại, quyền sở hữu trí tuệ đối với TTNT thường tập trung vào các khía cạnh sau:

  • Tác giả và sở hữu sáng tạo:

Trong nhiều trường hợp, người hoặc tổ chức tạo ra một hệ thống AI có thể được coi là người tạo ra. Và họ có quyền sở hữu trí tuệ tương tự như tạo ra sản phẩm khác. Nhưng việc xác định tác giả và mức độ tham gia của họ rất khó vì AI là hệ thống luôn tự cải thiện mỗi ngày, không cần bàn tay con người.

  • Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp:

Trong một số trường hợp, AI có thể tạo ra các kết quả, sản phẩm hoặc phát minh mới. Những phát minh này hoàn toàn đủ điều kiện được xem xét cho việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ như bằng sáng chế hay giải pháp hữu ích.

Tuy nhiên, việc công nhận AI có thể được coi là “nhà phát minh” và có quyền sở hữu công nghiệp có thể gây ra nhiều tranh cãi.

  • Quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin

Quyền sở hữu trí tuệ trong AI cũng liên quan đến quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin. Lý do là vì AI luôn cần thêm dữ liệu để học hỏi thêm và hoàn thiện hệ thống của mình. Đôi khi những dữ liệu đó có thể là bí mật kinh doanh. Liệu việc sử dụng dữ liệu như thế để học hỏi và cải thiện thêm có được cho phép? Liệu có đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Đăng ký bảo hộ sáng chế trí tuệ nhân tạo

HIện nay, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc đăng ký bảo hộ sáng chế TTNT. Tuy nhiên có quy định về đăng ký bảo hộ sáng chế.

Vậy để sáng chế TTNT được bảo hộ thì bản thân sáng chế đó phải đáp ứng được những điều kiện chung về sáng chế. 

Theo Điều 58 Luật SHTT sửa đổi 2022, điều kiện cơ bản đối với sáng chế được bảo hộ là:

“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”

Quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo (AI)
Quyền SHTT đối với trí tuệ nhân tạo (AI)

Sau khi xác định sáng chế AI đủ điều kiện đăng ký. Sau đây là một số bước cơ bản để đăng ký bảo hộ sáng chế trí tuệ nhân tạo:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận. Và bên nộp đơn có thời hạn 2 tháng để được có ý kiến lại hoặc sửa chữa thiếu sót. 

Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền đối với sáng chế

TTNT có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và sáng chế. Đặc biệt trong trường hợp TTNT được dùng để tạo ra sáng chế mới. Mà sáng chế đó có khả năng xâm phạm đến quyền độc quyền của người khác về SHTT.

Sau đây là một số trường hợp có thể xảy ra:

  • Tạo ra sáng chế mới bằng trí tuệ nhân tạo:

Nếu một hệ thống trí tuệ nhân tạo tự động tạo ra một sáng chế mới mà có khả năng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Vấn đề xảy ra là việc khó xác định người chịu trách nhiệm và quyền sở hữu của sáng chế đó.

  • Sử dụng dữ liệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ:

TTNT có thể được lập trình để sử dụng dữ liệu hoặc thông tin vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác để tạo ra sản phẩm mới 

  • Khả năng tương tự và việc lặp lại:

TTNT có thể tự động tạo ra các sáng chế hoặc tác phẩm có tính năng, đặc điểm tương tự với những gì đã được đăng ký bảo hộ. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về quyền sở hữu và việc xác định sự độc đáo của sáng chế.

> Xem thêm: Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *