Ngày nay, ta có thể thấy các ký tự R (®), TM (™), C (©) xuất hiện rất nhiều trên các sản phẩm. Đây là các ký hiệu thể hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đó. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc ý nghĩa của các ký tự này là gì ? Bài viết sau đây, Hải Việt Law sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Ý nghĩa của các ký tự R (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm là gì.
Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ không quy định ý nghĩa các ký tự R (®) TM (™) C (©), hoặc lúc nào được sử dụng các ký tự này. Nhưng do đặc thù “tính quốc tế” của sở hữu trí tuệ, Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng.
Các ký tự R (®) TM (™) C (©) được sử dụng trên sản phẩm vì nó liên quan đến vấn đề bảo hộ của các sản phẩm đó, giúp thuận tiện cho việc lưu thông sản phẩm, hàng hóa trên toàn thế giới.
Để tìm hiểu ý nghĩa các ký tự R (®) TM (™) C (©), ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từng ký tự.
Ký tự R (®)
Ký tự R (®) có nghĩa là Registed (Đã đăng ký)
Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này. Lúc đó việc dùng ký tự này là sai.
Luật Sở hữu trí tuệ không đưa ra định nghĩa cụ thể đăng ký nhãn hiệu là gì nhưng dựa trên các quy định của Luật này, có thể hiểu đơn giản rằng, đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác lập quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu đó.
Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu:
- Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
- Bảo vệ nhãn hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.
-
Tăng độ nhận diện nhãn hiệu với khách hàng.Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu được bảo hộ.
Ký tự TM (™)
Ký tự TM (™) có nghĩa là Trademark (Nhãn hiệu)
Ký hiệu này dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ. Hoặc của chính một doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu dùng biểu tượng này với ý nghĩa khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó. Cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm nhãn hiệu.
Ký hiệu này không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ. Vì vậy, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác hiểu là nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ, và bạn sẽ tự bảo hộ nhãn hiệu này.
Dùng ký hiệu TM khi nhãn hiệu đó chưa được. Hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu. Và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu (®).
Theo Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ, nhãn hiệu cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Ký tự C (©)
Ký hiệu C (©) có nghĩa là Copyrighted (Bản quyền)
Ký hiệu này được hiểu là tác phẩm (thường là nhãn hiệu, thương hiệu) này đã được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…
Tất cả các quyền lợi hợp pháp của tác phẩm in ký hiệu © đã được các cơ quản quản lý bảo hộ. Vì vậy, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cố ý sử dụng sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Xử phạt dân sự và thậm chí là xử lý trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Ở Việt Nam, bản quyền có thể hiểu là quyền tác giả. Căn cứ Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022:
“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Như vậy, quyền tác giả là bản quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa: ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim,…. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com