Hôn nhân là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Hôn nhân là sự tự nguyện của các bên và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì khi kết hôn thì phải đi đăng ký
Thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Khi đi đăng ký kết hôn, các cặp đôi cần mang những loại giấy tờ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Thủ tục đăng ký kết hôn
Đầu tiên, muốn đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký nhận và cấp cho mỗi bên một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Tiếp theo, thủ tục kết hôn với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.
Trong trường hợp cặp đôi đăng ký kết hôn khác tỉnh, các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch: “Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.
Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn sẽ được công nhận bởi pháp luật và Nhà nước đối với cuộc hôn nhân đó.
- Trong thực tế, việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng thường được hợp thức bằng các nghi lễ cưới hỏi. Nghi lễ này thực chất được tiến hành nhằm thông báo sự kiện hai bên nam nữ trở thành vợ chồng của nhau. Tùy thuộc vào phong tục, tập quán và tín ngưỡng mà người kết hôn sẽ chọn một nghi thức cưới phù hợp.
- Hôn nhân chính là cơ sở để hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Do đó, Nhà nước đã sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, làm những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp. Vì vậy, cũng hình thành khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý.
- Những cá nhân trong mối quan hệ sẽ được pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ các quyền và lợi ích.
- Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, sự kiện giống chung giữa nam và nữ sẽ chỉ được coi là việc chung sống như vợ chồng theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này.
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com