Việc xem xét và thảo luận về cách thức bồi thường khi thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế. Không chỉ giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc sử dụng đất. Mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách bền vững. Bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Bồi thường khi thu hồi đất thực hiện dự án kinh tế.
MỤC LỤC
Quy định chung về vấn đề thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất. Hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai.
Khái niệm nhà nước thu hồi đất đã được quy định tại luật Việt Nam. Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất được định nghĩa như sau:
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Vậy, thu hồi đất tại Việt Nam là việc do nhà nước quyết định. Vì nhà nước là chủ sở hữu đất còn người dân được cấp quyền sử dụng đất. Khi có người vi phạm luật đất đai, nhà nước sẽ thu hồi lại. Không cho họ sử dụng phần đất đấy nữa.
Các trường hợp thu hồi đất
Các trường hợp thu hồi đất được quy định tại điều 16 Luật Đất đai 2013 như sau:
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo đó, nếu đất không có dự án gì. Cũng không phải do vi phạm pháp luật thì Nhà nước không thu hồi. Trường hợp không có căn cứ pháp luật để thu hồi. Thì việc thu hồi được xem là trái pháp luật.
Xem thêm: Thủ tục tách đất thổ cư
Trình tự, thủ tục thu hồi đất
Quy trình thu hồi đất của Nhà nước được thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định nhu cầu và lý do thu hồi đất
- Cơ quan nhà nước (chính phủ, chính quyền địa phương) xác định nhu cầu thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội, hạ tầng, hay các mục tiêu phát triển khác.
Bước 2. Lập kế hoạch và phê duyệt
- Kế hoạch thu hồi đất được lập ra, bao gồm lý do, phạm vi, và thời gian thu hồi. Kế hoạch này cần được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, thường là cơ quan quản lý đất đai hoặc bộ tài nguyên và môi trường.
Bước 3. Thông báo và tư vấn công chúng
- Công chúng và các cá nhân liên quan được thông báo về kế hoạch thu hồi đất và có cơ hội tham gia vào quá trình tư vấn, đưa ra ý kiến, và đề xuất.
Bước 4. Xác định giá trị đất và bồi thường
- Cơ quan chức năng xác định giá trị của đất dựa trên các yếu tố như vị trí, loại đất, diện tích, và các yếu tố khác. Quy trình này thường liên quan đến việc hợp nhất các phương pháp định giá, bao gồm cả phương pháp thị trường và phương pháp thống kê.
Bước 5. Thỏa thuận và ký hợp đồng bồi thường
- Cơ quan nhà nước hoặc đại diện của cơ quan này thỏa thuận với người sở hữu đất về giá trị bồi thường và các điều kiện liên quan. Hợp đồng bồi thường sẽ được ký kết giữa hai bên.
Bước 6. Thanh toán bồi thường và giao quyền sử dụng đất
- Người sở hữu đất nhận được khoản bồi thường đã được thỏa thuận. Sau đó, họ giao lại quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước hoặc đơn vị thực hiện dự án.
Bước 7. Thực hiện dự án và quản lý sử dụng đất
- Cơ quan nhà nước thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời quản lý việc sử dụng đất sau khi thu hồi.
Bước 8. Giám sát và đảm bảo tuân thủ
- Cơ quan nhà nước thường tiến hành giám sát việc thực hiện dự án và tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng bồi thường.
Đối với mọi dự án thu hồi đất. Việc tuân theo các quy định pháp luật và tham gia vào quá trình tư vấn và thương lượng là rất quan trọng. Đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc thực hiện quy định này.
Cơ chế bồi thường khi thu hồi đất thực hiện dự án kinh tế
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 74 Luật đất đai 2013 như sau:
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện. Thì được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật đất đai thì được bồi thường.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời. Và đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc định giá đất cụ thể. Để căn cứ trong tính tiền bồi thường đất được quy định như sau:
- Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá.
- Theo thời hạn sử dụng đất.
- Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất.
- Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất
Quy định mới về bồi thường khi thu hồi đất
Ngày 3/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, Nghị định số 06/2020/NĐ-CP đã quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com