Hợp thửa là gì?

Hiện nay, vấn đề hợp thửa và điều kiện hợp thửa được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hợp thửa là gì? Điều kiện hợp thửa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này.

Hợp thửa là gì?

  • Hợp thửa đất là trường hợp gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề. Của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới. Được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu.
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.3a khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Quy định về đối tượng thửa đất như sau:

  • Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất. Hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, việc hợp thửa đất chỉ được tiến hành giữa những thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp hai thửa đất không cùng mục đích sử dụng. Thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Kinh nghiệm vàng khi giải quyết tranh chấp đất đai

Điều kiện hợp thửa đất

Điều kiện hợp thửa đất cần phải đáp ứng điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. Và Nghị định 01/2017/NĐ-CP, khi tách thửa đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật đất đai
  • Các thửa đất phải liền kề nhau. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải. Được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.
  • Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.” Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau.
  • Điều kiện hợp thửa đất thứ ba: phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi. Hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.
  • Nộp hồ sơ đề nghị hợp thửa đất khi đáp ứng các điều kiện hợp thửa tại cơ quan nhà nước về đăng ký đất đai có thẩm quyền

Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất. Giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng. Và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Các trường hợp thực hiện hợp thửa đất

Các trường hợp thực hiện hợp thửa đất như sau:

  • Do nhu cầu của người sử dụng đất
  • Do người chủ sở hữu thực hiện việc mua bán. Cho tặng quyền sử dụng đất dẫn đến hợp thửa đất.
  • Do việc thừa kế đất, làm hình thành thửa đất mới do được hợp.
  • Theo quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Thời gian xử lý hợp thửa không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ giấy tờ cần thiết. Với những nơi vùng sâu, vùng xa thì thời gian không quá 25 ngày làm việc. Thời gian trên chưa tính thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Hay trưng cầu giám định, xem xét xử lý vi phạm luật đất đai.

Xem thêm: Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *