Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

Thực tế thường thấy rằng một số diện tích đất đang gặp phải những tranh chấp phức tạp mà không có tài liệu sổ đỏ xác nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp này việc giải quyết tranh chấp đất mà không có sổ đỏ đang trở thành một thách thức đối với cả người dân và cơ quan chức năng. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ về Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ.

Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ
Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013. Tranh chấp đất đai được định nghĩa như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp dân sự. Theo đó, tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự; Hiểu đơn giản là những bất đồng, xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai bên trong lĩnh vực dân sự.

Xem thêm: Thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp không?

Sổ đỏ không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp không có sổ đỏ, người sử dụng đất có thể cung cấp các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp. Và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

Căn cứ tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013. Có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ như sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các bên tranh chấp có nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án; Chứng cứ là những gì có thật và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp đất đai; Căn cứ vào chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất như ý kiến làm chứng của những hộ gia đình hoặc cá nhân biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thì Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định giải quyết. Hoặc Tòa án sẽ ra bản án để xác định người có quyền sử dụng đất.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ. Hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thì chủ yếu phụ thuộc vào chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng do các bên tranh chấp đưa ra.

Do không có Sổ đỏ hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nên bên nào muốn thắng kiện thì bên đó phải cung cấp được chứng cứ nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của mình.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ
Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải. Hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày. Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên. Và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

Tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện, trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành. Thì việc tranh chấp được giải quyết như sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Hình thức 1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Hình thức 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Mức án phí xử lý tranh chấp đất đai phải đóng là bao nhiêu?

Án phí tranh chấp đất đai được xác định theo quy định tại tiểu mục 1.1; 1.3 mục 1 và tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Danh Mục Án Phí Tòa Án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016. Cụ thể án phí được tính như sau:

Trường hợp không yêu cầu xác định giá trị tài sản mà chỉ yêu cầu xem xét quyền sở hữu mảnh đất thì mức án phí đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng; Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án xác định giá trị tài sản thì mức án phí được xác định như sau:

  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. Thì mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
  • Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng. Thì mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

One thought on “Giải quyết tranh chấp đất khi không có sổ đỏ

  1. Pingback: Nên hủy hay thu hồi Sổ đỏ đã cấp? - Công ty TNHH Luật Hải Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *