Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Khi nào Nhà nước cần đầu tư bổ sung vốn tại công ty để phần để duy trì tỷ lệ vốn? Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Hải Việt sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Khi nào phải đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Khoản 1 Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định về các trường hợp phải đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần như sau:

“1. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;

b) Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.”

Theo đó, trường hợp phải đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần là trường hợp không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội hoặc trường hợp cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần 

(Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần)

Quy định về phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định 32/2018/NĐ-CP, Nghị định 121/2020/NĐ-CP và Nghị định 140/2020/NĐ-CP, phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực vận tải:

  • Quản lý, khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay;
  • Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không;
  • Vận tải đường biển quốc tế, vận tải đường sắt và vận chuyển hàng không.

Thứ hai, lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên:

  • Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng;
  • Chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
  • Phân phối điện.
  • Điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng; khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên.

Thứ ba, lĩnh vực nông – lâm nghiệp:

  • Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh.
  • Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi và tinh đông; sản xuất vắc xin sinh phẩm y tế, vắc xin thú y.

Thứ tư, lĩnh vực xây dựng hạ tầng:

  • Thoát nước đô thị; vệ sinh môi trường; chiếu sáng đô thị; khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị.
  • Bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;

Thứ năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh:

  • Sản xuất thuốc lá điếu.
  • Sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bán buôn thuốc phòng, chữa bệnh; bán buôn lương thực; bán buôn xăng dầu.

Thứ sáu, lĩnh vực xã hội:

  • Đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hải Việt về “Phạm vi đầu bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần”. Cảm ơn Quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Xem thêm: Doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *