Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn

Trong cuộc đua sáng tạo và cạnh tranh không ngừng nghỉ của thị trường kinh doanh hiện đại, việc góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn đã nhanh chóng trở thành một phương án hấp dẫn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và thu hút nguồn tài chính mới. Thay vì chia sẻ quyền sở hữu nhãn hiệu mãi mãi. Hình thức góp vốn này cho phép các bên hợp tác sử dụng quyền sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Với hy vọng tận dụng giá trị thương hiệu đã được xây dựng để tạo nên lợi ích bền vững.

Pháp luật công nhận việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền sở hữu trí tuệ là một loại quyền tài sản. Được quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.”. 

Như vậy, quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền. Không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. 

Xem thêm: Quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn
Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn

Quy định về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ về khái niệm về góp vốn. Theo đó góp vốn chính góp một loại tài sản vào vốn điều lệ của một công ty. Góp vốn có thể được thực hiện trong hai giai đoạn bao gồm trong quá trình thành lập doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp đã được thành lập.

Khoản 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: 

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã công nhận việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Tài sản đã góp vốn tách bạch với phần vốn góp của thành viên, cổ phần của cổ đông

Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn
Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn

Trong mô hình doanh nghiệp, việc góp vốn là một quá trình quan trọng. Các thành viên hoặc cổ đông đóng góp tài sản, tiền mặt hoặc giá trị khác vào công ty để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có hai khái niệm quan trọng cần được hiểu rõ, đó là “tài sản đã góp vốn” và “phần vốn góp của thành viên hoặc cổ phần của cổ đông”.

Tài sản đã góp vốn

“Tài sản đã góp vốn” đề cập đến tổng giá trị của tài sản. Hoặc giá trị mà các thành viên hoặc cổ đông đóng góp vào công ty trong quá trình góp vốn. Đây là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà các thành viên hoặc cổ đông đã đóng góp vào công ty để tạo thành vốn điều lệ ban đầu.

Tài sản này có thể là tiền mặt, nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, đất đai, sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu hoặc bất kỳ giá trị nào khác mà công ty cần để triển khai hoạt động kinh doanh. Quy trình định giá tài sản này cần được thực hiện một cách công bằng và chính xác. Đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy.

Phần vốn góp của thành viên hoặc cổ phần của cổ đông

“Phần vốn góp của thành viên hoặc cổ phần của cổ đông” đề cập đến phần lượng cổ phần hoặc quyền sở hữu mà mỗi thành viên hoặc cổ đông sở hữu trong công ty dựa trên số tài sản hoặc giá trị mà họ đã đóng góp. Phần vốn góp này được thể hiện bằng cổ phần hoặc đơn vị sở hữu. (ví dụ: cổ phiếu, phần tử vốn) tương ứng.

Điều này thể hiện quyền lợi sở hữu của từng thành viên hoặc cổ đông trong công ty và quyết định tầm ảnh hưởng và quyền hạn của họ trong việc ra quyết định và điều hành công ty.

Tách bạch “tài sản đã góp vốn” và “Phần vốn góp của thành viên hoặc cổ phần của cổ đông”

Tách bạch giữa “tài sản đã góp vốn” và “phần vốn góp của thành viên hoặc cổ phần của cổ đông” rất quan trọng để đảm bảo minh bạch trong quá trình góp vốn và quản lý tài sản của công ty. Việc này giúp công ty và các cổ đông có cái nhìn rõ ràng về tài sản của doanh nghiệp và quyền sở hữu của từng thành viên hoặc cổ đông.

Việc tách bạch giúp công ty quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Nếu một cổ đông muốn rút vốn/ thoát khỏi doanh nghiệp, việc tách bạch này đảm bảo rằng tài sản của công ty không bị ảnh hưởng. Đồng thời vẫn duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Việc này cũng yêu cầu việc giám sát tài chính chặt chẽ và báo cáo đầy đủ. Đảm bảo rằng thông tin về tài sản và quyền sở hữu của các thành viên hoặc cổ đông là chính xác và minh bạch, Điều này giúp tránh những tranh chấp và tranh cãi về tài sản và quyền lợi trong công ty trong tương lai.

Xem thêm: Đại diện sở hữu công nghiệp là gì

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *