Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?

Khi nghĩ việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, một trong những quyết định quan trọng. Cần suy nghĩ kỹ việc nên sử dụng tên riêng của mình hay không. Trong trường hợp một người sử dụng tên cá nhân của mình để đứng tên cho nhãn hiệu. Đây thường được gọi là “người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu.” Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?

Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?
Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu đã có định nghĩa chuẩn hóa quốc tế theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Mỗi quốc gia đều dựa theo đó mà đưa ra quy định riêng. Việc này nhằm đảm bảo định nghĩa phù hợp với tính đặc thù của mỗi quốc gia. Việt Nam đã học hỏi từ các nước và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm riêng của mình.

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm. Nhằm phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. 

Mặc dù định nghĩa mỗi quốc gia là khác nhau vì đặc trưng mỗi nước khác nhau. Nhưng nhãn hiệu luôn được coi công cụ marketing. Với chức năng giúp nhận diện sản phẩm của từng doanh nghiệp. Cho nên, nhãn hiệu được đơn vị kinh doanh đầu tư phát triển, từ đó thu lại lợi nhuận cao.

Sau đây là một vài loại nhãn hiệu chính:

  • Nhãn hiệu tập thể
  • Nhãn hiệu chứng nhận
  • Nhãn hiệu nổi tiếng

Người đứng tên nhãn hiệu là gì?

Người đứng tên nhãn hiệu là một thuật ngữ chưa được rõ ràng. 

Người đứng tên nhãn hiệu được hiểu là người lấy tên mình để đứng tên cho nhãn hiệu.

Đây là chỉ việc cá nhân/ doanh nghiệp đề xuất lấy tên họ, hoặc một phần trong tên họ để làm nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ. Chủ thể lấy tên mình đặt cho nhãn hiệu sản phẩm có trách nhiệm chọn tên, và làm thủ tục đăng ký. Tên nhãn hiệu cũng cần họ xem xét kỹ về tính phân biệt và không trùng lặp với nhãn hiệu khác có trước.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước mắm

Hay người đứng tên nhãn hiệu được hiểu theo cách đơn giản hơn là chỉ người đứng tên trong chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Khi hiểu theo cách này, người đứng tên trong giấy chứng nhận chính là chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Chủ sỡ hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền nhãn hiệu đó và được pháp luật bảo vệ khỏi bị xâm phạm quyền liên quan.

Có thể lấy tên cá nhân mình đứng tên cho nhãn hiệu không?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, không có điều luật nào cấm việc người lấy tên cá nhân mình đứng tên cho nhãn hiệu. Ví dụ như đứng tên trong tờ khai hay văn bằng bảo hộ. Bên cạnh đó, luật SHTT Việt Nam không hề cấm việc cá nhân/ tổ chức lấy tên mình đặt tên cho nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ.

Nhưng, không phải nhãn hiệu nào cũng đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ.

Theo Điều 72 Luật SHTT sửa đổi 2022, nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu, và được pháp luật bảo hộ khi:

(i) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

(ii) Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Vậy, nhãn hiệu cần là dấu hiệu được nhìn thấy. Nó có thể là chữ, từ ngữ. Hay nó cũng xuất hiện dưới dạng hình: hình vẽ, hình ảnh, v.v. Hoặc nhãn hiệu là sự kết hợp của cả hai yếu tố chữ và hình. Đặc biệt nhãn hiệu cần đáp ứng đủ yêu cầu của một nhãn hiệu đó là tính phân biệt, tạo nên sự độc đáo, ấn tượng với người mua sản phẩm. Đồng thời nhãn hiệu không được tương tự/ trùng lặp với nhãn hiệu đã có trước đó.

Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?
Người lấy tên mình đứng tên cho nhãn hiệu là gì?

Cũng có những trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ như nhãn hiệu.

Những trường hợp này được quy định tại điều 73 luật SHTT 2022. Có 7 dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu:

Thứ nhất, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

Thứ hai, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ khi chưa được cho phép của:

  • cơ quan nhà nước,
  • tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,
  • tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
  • tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam
  • tổ chức quốc tế;

Thứ ba, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Thứ tư, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Thứ năm, dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về:

  • nguồn gốc xuất xứ,
  • tính năng, công dụng,
  • chất lượng, giá trị,
  • các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;

Thứ sáu, dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa. Hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có dấu hiệu;

Thứ bảy, dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm. Trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

>> Xem thêm: Bản quyền có được tự động bảo hộ tại nước ngoài không ?

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *