Thủ tục đăng ký nhãn hiệu điều hòa

Điều hòa là một loại thiết bị gia dụng được sử dụng phổ biến trong thời tiết nắng nóng tại Việt Nam. Việc sở hữu nhãn hiệu là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp trong ngành điều hòa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Biết được sự quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Thủ tục đăng ký nhãn hiệu điều hòa qua bài viết sau đây.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu điều hòa
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu điều hòa

Thị trường điều hòa tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là trong mùa hè, việc sử dụng điều hòa để làm mát không gian là rất phổ biến. Thị trường điều hòa tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Theo báo cáo thị trường của Cục Điều tra Thị trường Việt Nam, năm 2020, tổng số lượng điều hòa tiêu thụ tại Việt Nam đạt hơn 4,5 triệu chiếc, tăng 7%. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2010 đến nay.

Thị trường điều hòa tại Việt Nam hiện nay đang được chia thành nhiều phân khúc, từ các sản phẩm giá rẻ đến các sản phẩm cao cấp. Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Daikin, Mitsubishi, Panasonic, Samsung, LG… đều có mặt trên thị trường Việt Nam và chiếm tỷ lệ lớn trong số các sản phẩm điều hòa bán ra tại Việt Nam.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm điều hòa là một vấn đề quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành điều hòa phát triển bền vững và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình.

>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm vật liệu xây dựng

Phân loại hàng hóa cho sản phẩm điều hòa

Máy điều hòa không khí, thường gọi tắt là điều hoà hoặc máy điều hoà, còn gọi là máy lạnh, là một thiết bị gia dụng, hệ thống hoặc cỗ máy được thiết kế nhằm thay đổi các tính chất của không khí (thường là nhiệt độ và độ ẩm) đến mức độ mong muốn trong một diện tích cho trước như một căn nhà hoặc bên trong một chiếc ô tô. Theo nghĩa thông thường, máy điều hòa là máy làm giảm nhiệt độ không khí.

Điều hòa là một thiết bị sử dụng năng lượng điện để điều chỉnh nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí của một không gian nhất định. Việc điều chỉnh nhiệt độ có thể là làm mát hoặc sưởi ấm, làm sạch không khí thông qua hệ thống lọc… Giúp tạo không gian dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng.

Điều hòa thuộc sản phẩm phân loại nhóm hàng hóa nhóm 11:

Nhóm 11. Thiết bị và hệ thống để chiếu sáng, sưởi nóng, làm mát, sinh hơi nước, nấu nướng, sấy khô, thông gió, cấp nước và dùng cho mục đích vệ sinh.

Nhóm 11 chủ yếu bao gồm các thiết bị và hệ thống kiểm soát môi trường, đặc biệt, cho mục đích chiếu sáng, nấu nướng, làm mát và vệ sinh.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

Khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu; việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn.  Công ty TNHH Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu điều hòa của chúng tôi.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu điều hòa

Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo. Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu chúng tôi sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Lưu ý: 

  • Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. 
  • Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu điều hòa

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa bao gồm:

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Mẫu nhãn hiệu điều hòa và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu.
  • Bản đồ khu vực địa lý.
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Cục SHTT đánh giá khả năng có thể cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đơn đáp ứng điều kiện thì ra thông báo cho chủ đơn. 

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu điều hòa

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. 

Thời gian đăng ký khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *