Những vấn đề cần biết về tảo hôn

Xã hội ngày nay phát triển với những tư tưởng hiện đại cùng các thiết bị máy móc để giáo dục dân trí tốt hơn. Tuy vậy, vấn nạn tảo hôn vẫn là một trong những vấn nạn khó xóa bỏ của Việt Nam dù đã được Chính quyền phổ biến, ngăn chặn rất nhiều. Tảo hôn diễn ra chủ yếu trên các vùng cao, nơi còn khó khăn để tiếp cận kịp thời với công nghệ hiện đại nên họ chưa có nhiều hiểu biết rõ ràng. Chúng ta cần tích cực tuyên truyền nhằm tăng sự hiểu biết cho con cái, những người xung quanh để nạn tảo hôn được giảm thiểu tối đa.  

Ý nghĩa, vai trò của quyền sở hữu công nghiệp

Thế nào là tảo hôn?

Khái niệm tảo hôn được nêu rõ tại Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: tảo hôn là việc lấy chồng, lấy vợ khi cả hai bên hoặc một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

Do đó, theo quy định của pháp luật ở Việt Nam, tảo hôn là việc vi phạm quy định tuổi kết hôn nên là một trong những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình và bị pháp luật cấm.

Nguyên nhân nạn tảo hôn

– Việc tuyên truyền chính sách pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn, mức xử lý vi phạm còn thấp chưa đủ sức răn đe, cùng với đó, người dân các dân tộc thiểu số, vùng núi kinh tế còn nghèo nàn, vì vậy việc xử phạt cũng khó thu được tiền.

– Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các vùng có nạn tảo hôn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố.Các rào cản về ngôn ngữ, nhiều người dân không biết nói tiếng phổ thông, trình độ dân trí thấp, người dân không biết chữ, không tham gia vào các buổi tuyên truyền…

– Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn còn chưa quyết liệt, một số nơi chính quyền địa phương còn hời hợt.

– Chính sách đầu tư phát triển vùng miền núi, nông thôn còn khó khăn, hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều yếu kém, dân số ít và sống phân tán, trình độ dân trí không đồng đều…

– Ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm lạc hậu những hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại như  bắt vợ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

– Do người dân thiếu hiểu biết và trình độ học vấn thấp kết hợp với phong tục lạc hậu

– Sự quan tâm và chăm lo của cha mẹ đối với con cái ở nhiều gia đình còn buông lỏng. Sự phát triển của mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử , thiếu kinh nghiệm giới tính…dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc kết hôn trước tuổi pháp luật quy định.

Cô gái trẻ tuổi địu con trên vai

Các tác hại và ảnh hưởng của việc tảo hôn

Về sức khỏe

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng, đặc biệt là các bé gái dưới 15 tuổi, nguy cơ chết trong quá trình mang thai và sinh nở cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những em bé có mẹ dưới 18 tuổi thường bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hoặc chết non so với các em bé khác.

Về tinh thần

Khi kết hôn sớm, trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong cuộc sống gia đình, không còn được sống thật với lứa tuổi của mình. Các em không được vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật… thay vào đó là nỗi lo toan về hôn nhân, gia đình.

Về môi trường giáo dục

Các trường hợp tảo hôn thường phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội học tập, phát triển, thiếu kiến thức xã hội, cản trở con đường phát triển tài năng, nhân cách, trí tuệ và thể chất.

Về kinh tế

Nhiều cặp vợ chồng tảo hôn không có việc làm hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, không tự chủ về kinh tế dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng gia tăng. Từ đó, kéo theo tình trạng đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ly hôn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.

Về xã hội

Tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tăng tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật, tạo thành gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

Mức phạt với hành vi tảo hôn

Những hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

Lưu ý của Công ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *