Bảo hộ nhãn hiệu màu

Trong các hoạt động thương mại hiện đại, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng màu sắc để làm công cụ nhận biết sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có nhiều người để ý đến tầm quan trọng của bảo hộ loại nhãn hiệu này. Bài viết sau sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu màu.

Bảo hộ nhãn hiệu màu
Bảo hộ nhãn hiệu màu

Khái niệm về nhãn hiệu màu

Tuy hiện nay, quy định luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về nhãn hiệu màu. Nhưng Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam có nhắc đến cụm từ “một hoặc nhiều màu sắc”.

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (SHTT) quy định như sau:

“nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng hình, chữ, ba chiều hoặc kết hợp được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy có thể thấy, Việt Nam chấp nhận việc bảo hộ nhãn hiệu màu.

Tên gọi “nhãn hiệu màu” phần nào đã cho thấy đặc điểm của loại nhãn hiệu này. Nhãn hiệu màu sắc là nhãn hiệu có thể chứa một màu duy nhất hoặc kết hợp màu. Nó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau.

Hiện nay kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đây cũng chính là lý do vì sao các dấu hiệu màu sắc so với các dấu hiệu truyền thống được sử dụng làm nhãn hiệu có lợi thế hơn bởi không gặp trở ngại về khác biệt ngôn ngữ. 

Dấu hiệu được sử dụng, đăng ký làm nhãn hiệu màu

Để được đăng ký nhãn hiệu màu, trước tiên nhãn hiệu đấy cần đáp ứng điều kiện chung của một nhãn hiệu. 

Theo Điều 72 Luật SHTT sửa đổi 2022, nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần các điều kiện sau:

(i) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

(ii) Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

>> Xem thêm: Đăng kỹ nhãn hiệu mũ bảo hiểm

Ngoài ra, nhãn hiệu cũng cần đáp ứng những điều kiện riêng để được công nhận là nhãn hiệu màu.

Theo WIPO, loại nhãn hiệu màu chính gồm có những dạng sau:

  • Nhãn hiệu màu đơn sắc;
  • Nhãn hiệu có sự kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau;
  • Nhãn hiệu có sự kết hợp màu sắc với các dấu hiệu khác.
Bảo hộ nhãn hiệu màu
Bảo hộ nhãn hiệu màu

Tuy vậy, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu màu theo quy định hiện hành cũng như trong thực tế đến nay là:

i) Một nhãn hiệu màu được bảo hộ chỉ khi nó là một dấu hiệu hình, chữ, ba chiều hoặc kết hợp được thể hiện bằng một hoặc một tập hợp màu.
ii) Một màu duy nhất hoặc một tập hợp màu không tạo thành một dấu hiệu xác định thì không được bảo hộ như một nhãn hiệu.

Đối với nhãn hiệu đơn sắc, số lượng quốc gia bảo hộ còn hạn chế. Tuy nhiên mỗi nước khác nhau sẽ có hình thức bảo hộ nhãn hiệu màu khác nhau. Trong mỗi trường hợp cụ thể, nhãn hiệu màu tại Việt Nam đòi hỏi phải có sự tư vấn của chuyên gia trong ngành. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian cũng như công sức bỏ ra của quý khách hàng.

Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu màu

WIPO chỉ ra rằng màu đơn sắc hoặc tổ hợp màu sắc chỉ khi có được khả năng phân biệt thì mới được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu màu không bao giờ có tính phân biệt tự thân mà tính phân biệt đạt được sau cả một quá trình lưu hành sản phẩm, dịch vụ. Vậy tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu màu cụ thể là gì?

Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu màu là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính độc nhất và phân biệt của một nhãn hiệu trên thị trường. Sau đây là một vài tiêu chuẩn bảo hộ chính:

  • Nhãn hiệu cần đảm bảo tính độc nhất:

Nhãn hiệu màu phải có tính độc nhất, không trùng lặp hoặc giống những màu sắc đã được sử dụng trên thị trường.

Nhãn hiệu phải đại diện cho một sự khác biệt rõ ràng và làm nổi bật sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Cần có sự nhất quán trong việc áp dụng nhãn hiệu vào sản phẩm:

Nhãn hiệu màu nên có tính nhất quán trong việc sử dụng trên các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp.

Việc này tránh sự mất nhất quán về nhãn hiệu, tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp

  • Nhãn hiệu không được sử dụng màu không hợp lệ:

Nhãn hiệu màu cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn hình sự liên quan đến sử dụng màu sắc.

Không nên sử dụng các màu bị cấm, hoặc có thể gây nhầm lẫn hoặc xâm phạm đến văn hóa, tôn giáo và giá trị xã hội.

  • Cần được thực hiện đăng ký theo quy định:

Cần thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ tại quốc gia hoặc khu vực mong muốn. Việc đăng ký yêu cầu nộp đầy đủ thông tin và chứng minh tính độc nhất của nhãn hiệu màu.

Như vậy, để bảo hộ nhãn hiệu màu, doanh nghiệp cần đảm bảo tính độc nhất, tính nhất quán và không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác trên thị trường. Quy trình đăng ký cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chứng minh tính duy nhất của nhãn hiệu màu của doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp đăng ký màu nâu đỏ cho sản phẩm cà phê Trung Nguyên từng bị từ chối bảo hộ, do chưa làm theo đúng quy định.

Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu màu

Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về vấn đề thủ tục bảo hộ nhãn hiệu màu tại Việt Nam. Đơn đăng ký nhãn hiệu màu vẫn được Cục SHTT chấp nhận. Vậy có thể hiểu trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu này tương tự như khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu thông thường. 

Để đăng ký nhãn hiệu thành công, chủ đơn cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Lựa chọn đơn vị tư vấn

  • Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
  • Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
  • Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.

Bước 2. Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu. Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bảo hộ nhãn hiệu màu
Bảo hộ nhãn hiệu màu

Bước 3. Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
  • Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  • Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu giúp xác định khả năng nhãn hiệu được cấp văn bằng hay không.
  • Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau thẩm định kéo dài. Sau đó lại mà không mang lại kết quả được cấp chứng nhận.
  • Có hai loại tra cứu: tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và chuyên sâu

Bước 4. Nộp hồ sơ đăng ký

  • Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký.

Bước 5. Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. 

Bước 6. Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7. Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. 

Bước 8. Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận
  • Lệ phí đăng bạ
  • Phí công bố
  • Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm

Bước 9. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khi chủ nhãn hiệu đã nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
  • Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cà phê

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *