So sánh nhãn hiệu và tên thương hiệu

Nhãn hiệu và tên thương hiệu là 2 khái niệm thường được nhắc đến trong lĩnh vực kinh doanh và quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung So sánh nhãn hiệu và tên thương hiệu.

Nhãn hiệu và tên thương hiệu là gì 

. Nhãn hiệu

Nhãn hiệu là biểu tượng được sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp với các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên thị trường. Nhãn hiệu có thể là hình ảnh, chữ viết, ký tự hoặc kết hợp giữa các yếu tố này. Ví dụ, nhãn hiệu của Coca-Cola là chữ “Coca-Cola” viết bằng phông chữ đặc biệt và được kết hợp với hình ảnh của một hộp đựng nước ngọt.

Quy định về nhãn hiệu được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan của Việt Nam.

Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu là ký hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một tổ chức, cá nhân từ hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự của các tổ chức, cá nhân khác.

. Tên thương hiệu

Tên thương hiệu là tên gọi doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Tên thương hiệu không phải là biểu tượng nhận diện của doanh nghiệp, mà chỉ là tên gọi được đăng ký tại cơ quan chức năng để đảm bảo quyền sử dụng và bảo vệ tên thương hiệu đó trên thị trường.

Tên thương hiệu là tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, tên dịch vụ hoặc một ký hiệu nào đó mà doanh nghiệp sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Theo Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp là tên mà doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh và được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tên doanh nghiệp phải đảm bảo độc lập, không trùng lặp với tên doanh nghiệp khác đã được đăng ký trước đó.

Như vậy, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ quyền và thương hiệu thì không.

So sánh nhãn hiệu và tên thương hiệu
So sánh nhãn hiệu và tên thương hiệu

So sánh nhãn hiệu và tên thương hiệu

Tính chất của nhãn hiệu và tên thương hiệu

Nhãn hiệu là các hữu hình, nó có thể là chữ cái, hình ảnh,từ ngữ hay sự kết hợp tất cả giữa chúng và chúng ra có thể dễ dàng nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu sản phẩm trong marketing bằng mùi hương.

Thương hiệu là cái vô hình và chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà không thể nhìn thấy được như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…

Sự hình thành 

Đối với nhãn hiệu: Là các dấu hiệu do cá nhân, tổ chức sáng tạo, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác. Nó được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và được pháp luật bảo vệ.

Đối với thương hiệu: Để hình thành và tạo dựng một thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình từ xác định công chúng mục tiêu; tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu; nghiên cứu thị trường; tìm ra biển khác biệt; cây dựng logo và khẩu hiệu; xây dựng tiếng nói thương hiệu; câu dựng thông điệp … Các thương hiệu nổi tiếng làm rất tốt những điều trên.

Thời hạn bảo hộ

Nhãn hiệu: Có tuổi thọ ngắn hơn so với “thương hiệu”. Bởi nó được bảo hộ thông qua Giấy chứng nhận mà pháp luật thì quy định về thời hạn bảo hộ là 10 năm và chủ sở hữu có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn là 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn. Nó sẽ không tồn tại nếu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại.

Thương hiệu: thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *