Trong ngành thị trường đồng hồ, việc đăng ký nhãn hiệu trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nó cũng giúp ngăn chặn việc sao chép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bảo vệ giá trị thương hiệu và đảm bảo sự công bằng trong thị trường cạnh tranh.
Phân loại nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu đồng hồ
Đồng hồ là một thiết bị hoặc công cụ được sử dụng để đo và theo dõi thời gian.
Có nhiều loại đồng hồ khác nhau, từ các thiết bị đo thời gian đơn giản như đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bàn…..
>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mũ nón
Đồng hồ hiện nay được xếp vào phân loại nhóm hàng hóa nhóm 14
Cụ thể, theo bảng phân loại Nice 10 thì đồng hồ sẽ nằm trong nhóm số 14, nhóm này bao gồm: Đồng hồ báo thức; đồng hồ; hợp kim của kim loại quý; đồng hồ đeo tay; đồng hồ treo tường; dụng cụ đo thời gian; đồng hồ nguyên tử.
Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho đồng hồ thì trong đơn đăng ký, mục phân nhóm sẽ ghi theo nhóm 14.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồng hồ
Bước 1. Lựa chọn đơn vị tư vấn
Khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu đồng hồ; việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn. Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bước 2. Tra cứu nhãn hiệu đồng hồ
Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu cho đồng hồ, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Nếu cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm.
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo. Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày.
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu chúng tôi sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Lưu ý:
- Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký nhãn hiệu đồng hồ. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ.
- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn.
- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo.
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đồng hồ
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồng hồ bao gồm:
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Mẫu nhãn hiệu đồng hồ và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu.
- Bản đồ khu vực địa lý.
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Bước 4. Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5. Công bố đơn
Thời hạn công bố: 02 tháng.
Nội dung bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6. Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
Bước 7. Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Bước 8. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng hồ
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên).
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền?
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com