Thủ tục nhận nuôi con nuôi theo pháp luật

Ngày nay, nhu cầu tìm và nhận con nuôi trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, có phải ai cũng có thể nhận con nuôi và liệu có một thủ tục cụ thể nào khi tiến hành nhận con nuôi không? 

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Bước 1: Lập và nộp hồ sơ nuôi con nuôi. Hồ sơ gồm hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và hồ sơ người được nhận làm con nuôi.

Bước 2: Giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ nuôi con nuôi; Lấy ý kiến của những người liên quan

Bước 3: Tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi

  • Có mặt của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi (nếu trên 9 tuổi); cha, mẹ đẻ; người giám hộ của người được giới thiệu làm con nuôi.
  • Trao giấy chứng nhận, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch.

Hậu quả pháp lý của nuôi con nuôi

1. Mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình nhận nuôi

Giữa con nuôi và cha mẹ nuôi phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, tính từ ngày giao nhận con nuôi. Trừ trường hợp cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có thỏa thuận khác.

Giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình: có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và luật khác.

Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội….

Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

 Thủ tục nhân con nuôi (ảnh minh họa)
Thủ tục nhân con nuôi (ảnh minh họa)

2. Mối quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ

Khi đã cho con làm con nuôi thì cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi/cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại và định đoạt quản lý tài sản với con (trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác).

Thay đổi họ tên cho con nuôi

Khoản 2, 3, 4 Điều 24 Luật Nuôi Con Nuôi quy định:

“2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc củ cha nuôi, mẹ nuôi.”

Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người con. Còn nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình thì vẫn mang họ, tên cũ. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.

Lưu ý của Công ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *