Xác định quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài

Việc xác định quan hệ gia đình: cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Việc không xác định được cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tương lai, tâm lý của con. Vậy cách xác định quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài như nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thẩm quyền xác định quan hệ gia đình: cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài      

Theo Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài như sau:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp.
  •  Trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết thì thẩm quyền của Tòa án. 
  • Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 

Xem thêm: Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết

Thủ tục thực hiện xác định quan hệ gia đình: cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài      

Điều 44 Luật hộ tịch năm 2014 quy định việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài như sau:

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai. Và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nêu trên thì phải có văn bản cam đoan của các bên nhận cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
  • Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục;

Đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 3: Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Bước 4: Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014? Ý nghĩa của thủ tục đăng ký kết hôn?

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *