Giả mạo chữ ký là vấn đề khá phổ biến vì tính chất phức tạp và khó nhận biết được phạm tội. Hiện nay, việc giả mạo chữ ký để làm giả văn bản với mục đích vụ lợi diễn ra rất tinh vi. Chúng ta cần biết rõ quy định pháp luật để không trở thành nạn nhân của chiêu trò này.
Hành vi giả mạo chữ ký?
Chữ ký được hiểu là ký hiệu của cá nhân được thể hiện trên các văn bản, giấy tờ để minh chứng cho sự chấp thuận, sự hiện diện của người đó đối với nội dung của văn bản, giấy tờ đó. Do chữ ký mang yếu tố cá nhân do chính người đó sáng tạo ra thể hiện dấu ấn của họ nên việc một chữ ký của một người bị trùng lặp là điều khó có thể xảy ra.
Giả mạo chữ ký của người khác được hiểu là hành vi sao chép, bắt chước lại chữ ký của người khác nhằm mục đích vụ lợi trái pháp luật.
Các trường hợp giả mạo chữ ký cần biết
Thứ nhất, người ký tự động thay đổi chữ ký đã ổn định của mình bằng một phần hoặc toàn bộ bằng cách thay bằng ký tự khác, thêm hoặc bớt nét để mỗi lần ký đều có một dạng chữ ký hao hao nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn
Thứ hai là mô phỏng lại chữ ký của người khác thông qua một số cách thức: tập ký, đồ nét, photocopy, in phun màu hoặc ký hẳn một chữ ký mới mang tên người bị giả mạo.
Quy định về chữ ký nháy, ký tắt trong văn bản như thế nào?
Ký nháy và ký tắt được hiểu là một, thường được đặt ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, một số chữ ký nháy đặt ở cuối cùng của văn bản và nằm ở cuối mỗi trang văn bản. Đối với các văn bản hành chính, chữ ký nháy còn nằm ở vị trí bên cạnh chữ “Nơi nhận” thuộc về phần ghi tên đơn vị nhận văn bản.
Chữ ký nháy được sử dụng để nhằm xác định văn bản đã được kiểm tra về độ chính xác nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản trước khi trình cho người có thẩm quyền ký chính thức.
Người ký nháy không ký đầy đủ chữ ký của mình như chữ ký thông thường mà chỉ cần ký vắn tắt chữ ký tại một số vị trí yêu cầu ký nháy. Ký nháy không bắt buộc trong tất cả các văn bản, người sử dụng chữ ký này thường để xác nhận việc đã kết thúc nội dung toàn văn bản hoặc một trang văn bản hay khi có nội dung thay đổi của văn bản được bổ sung thêm vào.
> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu son môi
Tội phạm giả mạo chữ ký thường gặp
Hành vi giả mạo chữ ký ngày nay rất thường thấy trong các giao dịch dân sự. Đặc biệt là trong hợp đồng dân sự và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể kể đến một số các hành vi sau:
- Giả mạo chữ ký khi chuyển nhượng tài sản. Đặc biệt là chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bất động sản.
- Giả mạo chữ ký trong các hoạt động kiểm kê hàng hóa.
- Giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền trong các văn bản hành chính nhà nước.
Cấu thành tội phạm tội giả mạo chữ ký
Khách thể tội giả mạo chữ ký
- Hành vi mạo danh chữ ký của người khác xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Hành vi này tác động đến các dạng tài liệu là giấy tờ, văn bản điện tử… của cá nhân, cơ quan, tổ chức tư nhân và nhà nước
Mặt khách quan
- Người phạm tội có hành vi giả mạo. Bắt chước chữ ký, ký hiệu của người khác trên các loại giấy tờ, văn bản điện tử…
- Hành vi này dẫn đến sự sai lệch thông tin. Giá trị hiệu lực của các tài liệu, văn bản gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý
Chủ thể của tội phạm
- Người thực hiện hành vi mạo danh chữ ký người khác là chủ thể thường. Có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Một số trường hợp người thực hiện là chủ thể đặc biệt. Ngoài dấu hiệu có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thì còn dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức. Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mặt chủ quan
- Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là hành vi cố ý trực tiếp. Theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Người phạm tội hoàn toàn biết được hành vi của mình là trái pháp luật. Nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Mục đích người phạm tội thực hiện hành vi nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân.
> Xem thêm: Cách nhận biết Website giả mạo
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com