Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động năm 2022
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động khó khăn do Covid-19 đã được Chính phủ ban hành năm 2021 và tiếp tục được áp dụng trong năm 2022, trong đó có nội dung về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP, quy định chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộivào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.
Mức đóng vào quỹ bao hiểm thất nghiệp
Ngày 24/09/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP, quy định về giảm mức đóng vào quỹ bao hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19 như sau:
- Đối tượng áp dụng: Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
- Mức giảm đóng: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Tỷ lệ mức lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động Việt Nam
Giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0% | 0% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1,5% |
20% | 10,5% | ||||||||
Tổng cộng: 30,5% |
Giai đoạn từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2022
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 0% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1,5% |
20,5% | 10,5% | ||||||||
Tổng cộng: 31% |
Giai đoạn từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/12/2022
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1,5% |
21,5% | 10,5% | ||||||||
Tổng cộng: 32% |
Lưu ý
- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.
- Mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Những đối tượng này đóng bảo hiểm xã hội theo mức sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1,5% |
21,5% | 10,5% | ||||||||
Tổng cộng: 32% |
Tỷ lệ mức lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động nước ngoài
Giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0% | – | 3% | 8% | – | – | – | 1,5% |
20% | 9,5% | ||||||||
Tổng cộng: 29,5% |
Giai đoạn từ ngày 01/07/2022 đến ngày 31/12/2022
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | Hưu trí | Ốm đau thai sản | TNLĐ- BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | – | 3% | 8% | – | – | – | 1,5% |
20,5% | 9,5% | ||||||||
Tổng cộng: 30% |
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động năm 2022
- Theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức thu nhập tối thiểu được chọn làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích 22% mức thu nhập đã chọn để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn đã tăng từ 700.000 đồng/tháng lên thành 1.500.000 đồng/tháng.
- Tương ứng với đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất sẽ tăng từ 154.000 đồng/tháng lên thành 330.000 đồng/tháng.
- Như vậy có thể thấy, từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sẽ tăng hơn gấp đôi so với trước đó.
Xem thêm: