Quy định về giới hạn quyền tác giả

Giới hạn quyền tác giả là các hành động mà người khác có thể thực hiện được đối với một tác phẩm của tác giả mà không cần sự đồng ý của tác giả hoặc người được uỷ quyền. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy định về giới hạn quyền tác giả.

Quy định về giới hạn quyền tác giả
Quy định về giới hạn quyền tác giả

Giới hạn quyền tác giả là gì 

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ nói chung là việc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc thực hiện quyền không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giới hạn quyền tác giả là những hạn chế về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay còn được hiểu là ngoại lệ của quyền tác giả. Giới hạn quyền tác giả là quy định liên quan tới việc khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bảng ghi âm hình, chương trình phát sóng các trường hợp đặc biệt, cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng phục vụ công tác thông tin, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chính sách xã hội.

Ý nghĩa của giới hạn quyền tác giả

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên. Mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.

Việc giới hạn quyền tác giả đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ và khai thác quyền tác giả, nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới xã hội tri thức. Nhà nước không có cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ sở hữu trí tuệ thì không thể khuyến khích sự sáng tạo; tuy nhiên nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức của đông đảo công chúng.

Quy định về giới hạn quyền tác giả 

Căn cứ Điều 26, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về giới hạn quyền tác giả, cụ thể như sau:

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

Ngoài ra, trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.

Lưu ý:

 Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 26 không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *