Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rõ ràng. Việc thỏa thuận này phải phải được lập thành văn bản theo đúng quy định. Vậy thoả thuận tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Quy định của pháp luật về thoả thuận tài sản trong hôn nhân? Thoả thuận tài sản trong hôn nhân cần chú ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này.
MỤC LỤC
- Phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân theo Luật hôn nhân gia đình:
- Các trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung vô hiệu
- Tài sản nào là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
- Hình thức của văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng
- Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân theo Luật hôn nhân gia đình:
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc phân chia tài sản chung của vợ chồng. Khi vợ chồng hôn nhân vẫn tồn tại dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng. Quyết định có hiệu lực của Tòa án trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thoả thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì lập thành văn bản. Vậy văn bản này là văn bản gì?
Trong một số trường hợp giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng. Các bên thường sử dụng văn bản cam kết tài sản riêng. Hoặc từ chối tài sản để bên còn lại được nhận tài sản đó là tài sản riêng. Tuy nhiên, văn bản cam kết hay từ chối này có đầy đủ cơ sở để xác định tài sản riêng hay không
Xem thêm: Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Các trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình. Quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
- Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
- Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà
- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này. Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, vợ chồng hoàn toàn có thể thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên cần lưu ý các quy định của pháp luật về vấn đề này. Đồng thời thực hiện việc chia tài sản một cách rõ ràng, nghiêm túc để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Tài sản nào là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra. Thoả thuận tài sản trong hôn nhân là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng. Hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Hình thức của văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng
Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Luât hôn nhân gia đình năm 2014.
Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:
- Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;
- Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
- Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Được quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia. Như sau: hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
-
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực. Nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng. Hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
Pingback: Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - Công ty TNHH Luật Hải Việt