Xác định cha, mẹ, con theo Pháp Luật

Thế nào là xâm phạm quyền tác giả ?

Quan hệ cha mẹ con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận trên cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con.

Khái niệm xác định cha, mẹ, con

Xác định cha, mẹ, con là việc định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Hơn nữa, việc xác định có ý nghĩa thiêng liêng, hình thành mối quan hệ trong gia đình; ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.

Căn cứ pháp lý xác định cha, mẹ, con theo pháp luật

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ mang thai trong thời lỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Thời kì hôn nhân là một căn cứ quan trọng để xác định tính đương nhiên trong việc xác định cha, mẹ, con. Trong đó, thời kì hôn nhân được  tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Con được sinh ra hoặc do vợ có thai trong khoảng thời gian này được xác định là con chung của vợ chồng.

– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Thời điểm chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng chết được xác định theo ngày được ghi trong giấy chứng tử. Trường hợp chấm dứt hôn nhân khi có quyết định của tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng chết thì thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày được xác định trong Quyết định của tòa án. Trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn thì ngày chấm dứt là ngày bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Tuy hôn nhân của hai bên nam nữ được xác lập sau ngày con sinh ra nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của trẻ nhỏ, pháp luật quy định đứa trẻ là con chung của vợ chồng.

Trường hợp được xác định là cha, mẹ của con theo một trong ba căn cứ trên mà không nhận con hoặc người khác không được xác định là cha, mẹ của con. Nếu muốn nhận con thì coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng để xác định cha, mẹ cho con.

Người có quyền xác nhận cha mẹ cho con

Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định cho mình nếu không có tranh chấp

 Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.

 Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xác định:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ. 
 xác định cha mẹ cho con
xác định cha mẹ cho con

Quyền nhận cha mẹ, quyền nhận con

Quyền nhận cha mẹ

Điều 91 Luật Hôn nhân gia đình quy định rõ về quyền nhận cha mẹ như sau:

Con cái có quyền cha, mẹ của mình kể cả cha, mẹ đã chết

Con cái đã thành niên nhận cha không cần có sự đồng ý của mẹ. Con cái đã thành niên nhận mẹ không cần sự đồng ý của cha. 

Quyền nhận con

Giống như con có quyền nhận cha, mẹ thì cha, mẹ cũng có quyền nhận con tương tự:

“1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”

Thẩm quyền xác nhận cha, mẹ cho con

Theo Luật hộ tịch trường hợp không có tranh chấp, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú. Nếu có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp nếu có phát sinh tranh chấp việc việc xác định cha, mẹ, con do Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người đang có tranh chấp với người đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Lưu ý của công ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *