Nhãn hiệu hàng hóa là yếu tố quan trọng khi xây dựng và thể hiện bản sắc thương hiệu của một doanh nghiệp/ tổ chức. Với vai trò là “khuôn mặt” của sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá không chỉ đơn thuần là một dấu ấn trên bao bì, mà còn thể hiện danh tiếng, chất lượng và giá trị của sản phẩm đó. Sau đây, xin mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết .
MỤC LỤC
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá:
- Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;
- Hình vẽ, ảnh chụp;
- Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần (10 năm/lần).
Điều kiện để đăng ký độc quyền nhãn hiệu
Thứ nhất, theo Điều 87 Luật SHTT sửa đổi năm 2022, người có thể nộp đơn đăng ký độc quyền gồm:
- Các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam
- Tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài
- Cá nhân nước ngoài muốn đăng ký độc quyền thương hiệu tại Việt Nam cần thông qua đại diện công ty SHTT Việt Nam. Ví dụ như công ty Luật Hải Việt.
Thứ hai, để có thể được đăng ký độc quyền nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký cần bao gồm:
Hồ sơ được xem là là yếu tố then chốt quyết định khả năng đăng ký thành công hay thất bại. Nếu như quý khách hàng chuẩn bị thiếu hoặc sai đều sẽ bị xem là không hợp lệ. Do đó mà khách hàng nên chuẩn bị đầy đủ theo đúng thông tin mà chúng tôi cung cấp sau:
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)
- Tờ khai thông tin thương hiệu đăng ký (2 bản).
(Vì tờ khai yêu cầu độ chính xác cao. Nếu quý khách hàng chưa có mẫu hãy liên hệ với Công ty Luật Hải Việt để được cung cấp bản chính xác và đầy đủ nhất.)
Trên đây chính là hồ sơ tối thiểu cần phải có. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị thêm một số tài liệu khác.
Thứ ba, nhãn hiệu không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác:
- Nhãn hiệu phải có tính duy nhất và không trùng lặp/tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký/sử dụng trước.
- Nhãn hiệu không được vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu, thiết kế công nghiệp, v.v.
Thứ tư, nhãn hiệu được đăng ký độc quyền khi có sự đồng ý từ các bên liên quan.
- Cần có sự đồng ý của người liên quan khi đăng ký nhãn hiệu.
Thứ năm, khả năng sử dụng nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu có khả năng sử dụng trong hoạt động thương mại. Nhãn hiệu không có yếu tố bị hạn chế sử dụng
- Nhãn hiệu không được vi phạm các quy định về hình ảnh, tên gọi, biểu tượng.
>> Xem thêm: Nhãn hiệu là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá?
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Như vậy, nhãn hiệu rất cần được đăng ký và bảo hộ một cách kịp thời. Trên thực tế, có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của đăng ký nhãn hiệu lúc đầu, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra và khó khắc phục. Điển hình như tranh chấp thương hiệu phở nổi tiếng “Phở Thìn”. Nguyên nhân là do việc chậm trễ đăng ký SHTT để bảo vệ nhãn hiệu độc quyền của mình.
Bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Theo Điều 87 Luật SHTT sửa đổi bổ sung 2022:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho:
- Hàng hóa do mình sản xuất;
- Dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để:
- Các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
- Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam. Việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
- Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. Kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức:
- Hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế;
- Kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Câu hỏi thường gặp
Nhãn hiệu và thương hiệu có khác nhau không?
Thương hiệu (brands) quy định theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Nó là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt. Thương hiệu giúp nhận biết một sản phẩm hàng hoá /dịch vụ được sản xuất/ cung cấp bởi một cá nhân/tổ chức.
Còn nhãn hiệu (marks) quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức khác nhau.
Về bản chất hai khái niệm này là khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế chúng thường được dùng được thay thế cho nhau trong vài trường hợp.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu son môi
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn bị thay đổi khi nào?
- Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam
- Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
- Quyền nhân thân trong sở hữu trí tuệ
- Thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng có hợp thửa được không?