Các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ sở hữu quyền sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc sở hữu của mình. Nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế. Bài viết sau, Chúng Tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

Xem thêm: Cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ

Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại

Việc yêu cầu thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

Việc yêu này phải được thực hiện tuân theo các quy định về:

  • Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
  • Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
  • Chứng cứ chứng minh xâm phạm
  • Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm
  • Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài 

Việc khởi kiện được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bầng việc nộp đơn khởi kiện và các giấy tờ tài liệu liên quan đến tòa án hoặc trọng tài thương mại.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đặc điểm của biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác biện pháp tự bảo vệ có ưu điểm là mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào.

Bên cạnh đó, khi thực hiện biện pháp tự bảo vệ, các thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm không bị công khai nhiều ra bên ngoài, không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bên xâm phạm và bên bị xâm phạm

Ngoài ra, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.

Tuy nhiên, vì biện pháp tự bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nên tính cưỡng chế không cao, kết quả phụ thuộc nhiều vào bên có hành vi xâm phạm.

Xem thêm: Các biện pháp xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *