Nhãn hiệu thương mại là một tài sản vô hình có giá trị vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Để xác định giá trị của nhãn hiệu, các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp định giá nhãn hiệu. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết sau.
Định nghĩa nhãn hiệu
Nhãn hiệu được định nghĩa trong luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quốc tế và Việt Nam. Nhãn hiệulà một dấu hiệu có khả năng phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp hoặc tổ chức với các sản phẩm hoặc dịch vụ của những doanh nghiệp, tổ chức khác trên thị trường.
Nhãn hiệu có thể là một từ, ngữ (một cụm từ), hình ảnh, biểu tượng, hoặc sự kết hợp các yếu tố này.
Cả hai luật trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu. Đặc biệt là trong việc phát triển thương hiệu, tạo sự phân biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Thông qua việc sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền độc quyền sử dụng và hưởng lợi từ nhãn hiệu đó. Đồng thời doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo vệ và tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Các phương pháp xác định giá trị nhãn dựa trên nghiên cứu
Thực tế, nhiều phương pháp định giá dựa trên nghiên cứu. Định giá nhãn hiệu thương mại có thể sử dụng phương pháp yếu tố không tài chính. Dưới đây là vài phương pháp định giá nhãn hiệu thương mại chính:
-
Phương pháp Khảo sát người tiêu dùng:
Định giá nhãn hiệu thương mại có thể dựa vào khảo sát người tiêu dùng để đánh giá sự nhận thức, đánh giá và độ trung thành của khách hàng. Những thông tin này đo lường được giá trị vô hình của nhãn hiệu. Cũng như là tầm ảnh hưởng của nhãn hiệu.
-
Phương pháp So sánh với cạnh tranh:
Đánh giá giá trị nhãn hiệu bằng cách so sánh với các thương hiệu cạnh tranh trong cùng ngành hoặc thị trường. Việc này sẽ xác định vị thế của nhãn hiệu trong ngành, khả năng cạnh tranh.
-
Phương pháp Giá trị nguyên tử:
Định giá nhãn hiệu dựa trên các yếu tố vô hình như uy tín, danh tiếng, sự tin tưởng của khách hàng, và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng doanh nghiệp. Những yếu tố này không thể đo lường bằng giá trị tài chính nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thực tế của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp nghiên cứu thì chưa đánh giá được giá trị thương hiệu toàn diện. Việc định giá nhãn hiệu thương mại, các doanh nghiệp thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Từ đó sẽ có đầy đủ tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu thương mại, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Những phương pháp thuần túy tài chính
Phương pháp phần thưởng giá cả
Phương pháp này liên quan đến việc đánh giá những tác động tài chính mà nhãn hiệu tạo ra cho doanh nghiệp thông qua việc tạo ra giá trị thương hiệu và ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế .
Phương pháp phần thưởng giá cả có liên quan đến tài chính trong một khía cạnh nhất định. Dưới góc nhìn của đánh giá giá trị nhãn hiệu, việc tạo ra giá trị tài chính dựa trên những yếu tố vô hình của nhãn hiệu là một phần quan trọng trong phương pháp phần thưởng giá cả.
Điều này có thể thể hiện qua những yếu tố phát triển doanh nghiệp như:
- Tăng doanh số bán hàng
- Tăng giá bán hàng
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh
- Hỗ trợ mở rộng thị trường
>> Xem thêm: Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Phương pháp dựa vào chi phí
Phương pháp dựa vào chi phí là một trong những phương pháp định giá nhãn hiệu phổ biến. Phương pháp dựa trên nguyên tắc rằng giá trị của nhãn hiệu không nên vượt quá chi phí để tạo ra và duy trì nhãn hiệu.
Đây là một phương pháp đơn giản và dễ hiểu. Đặc biệt nó phù hợp cho doanh nghiệp mới ra mắt nhãn hiệu/ nhãn hiệu tuổi đời chưa lâu.
Phương pháp dựa vào chi phí bao gồm các yếu tố sau:
-
Chi phí tạo ra nhãn hiệu
Là tổng chi phí để phát triển và xây dựng nhãn hiệu từ đầu. Ví dụ như chi phí thiết kế, quảng cáo, nghiên cứu thị trường.
-
Chi phí duy trì nhãn hiệu
Là chi phí duy trì và quảng bá nhãn hiệu sau khi đã được thành lập, bao gồm chi phí tiếp thị, quảng cáo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Chi phí thiết kế và đăng ký nhãn hiệu
Là chi phí dùng cho thiết kế và đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan sở hữu trí tuệ để có quyền sở hữu và bảo hộ quyền nhãn hiệu.
-
Chi phí bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Là chi phí để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu, từ việc giám sát việc sử dụng không hợp pháp cho đến tiến hành kiện tụng, yêu cầu bồi thường khi có xâm phạm.
Phương pháp thu nhập
Phương pháp dựa trên khả năng sinh lời mà nhãn hiệu mang đến trong tương lai. Phương pháp dự đoán giá trị của nhãn hiệu thông qua việc đo lường số tiền thu nhập mà nhãn hiệu có thể tạo ra trong tương lai. Và điều này được tạo nên bằng các phương pháp định giá dòng tiền như hiện giá giá trị hiện tại hoặc tỷ lệ sinh lời để tính toán giá trị nhãn hiệu.
Các yếu tố quan trọng trong phương pháp thu nhập bao gồm:
- Doanh thu dự kiến
- Chi phí dự kiến
- Tỷ suất sinh lời
- Thời gian đánh giá
- Rủi ro
Phương pháp tách lợi nhuận
Phương pháp tách lợi nhuận dựa việc phân tách lợi nhuận mà nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp so với mức lợi nhuận bình thường mà doanh nghiệp có thể đạt được khi không sử dụng nhãn hiệu.
Phương pháp tách lợi nhuận bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Một là xác định lợi nhuận bình thường
Hai là xác định lợi nhuận dự kiến với nhãn hiệu
Ba là tính toán lợi nhuận tách biệt
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi đánh giá và ước tính chính xác các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi sử dụng nhãn hiệu. Điều này bao gồm các yếu tố như tăng doanh số bán hàng, tăng giá bán hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ mở rộng thị trường.
Phương pháp xác định giá trị qua sự giành được
Phương pháp xác định giá trị nhãn hiệu qua sự giành được này dựa vào khả năng của nhãn hiệu trong việc giành được một phần thị phần từ các đối thủ cạnh tranh.
Khi áp dụng phương pháp này, cần chú ý các yếu tố quan trọng sau:
- Phạm vi thị trường
- Xác định đối thủ cạnh tranh
- Đánh giá được khả năng chiếm được thị phần
- Tính toán giá trị
Phương pháp xác định giá trị nhãn hiệu này cần sự phân tích và ước tính chính xác.
Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp kinh tế lượng định giá nhãn hiệu sử dụng các phương tiện kinh tế và số liệu lượng. Phương pháp này sẽ dùng các dữ liệu và số liệu kinh tế để đánh giá giá trị của nhãn hiệu và tác động của nó đến doanh nghiệp.
Các yếu tố quan trọng trong phương pháp kinh tế lượng bao gồm:
- Dữ liệu thị trường
- Phân tích mô hình kinh tế
- Phân tích rủi ro
Phương pháp kinh tế lượng giúp doanh nghiệp có một cách tiếp cận toàn diện và cụ thể. Từ đó doanh nghiệp có thể cân nhắc kỹ lương về nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi các dữ liệu và thông tin chính xác, đáng tin cậy.
>> Xem thêm: Ý nghĩa của các ký tự R (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm là gì?
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com