Sổ đăng ký cổ đông là một trong những tài liệu doanh nghiệp buộc phải lập và lưu giữ theo quy định pháp luật. Vậy nếu doanh nghiệp không lập sổ đăng ký cổ đông sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Sổ đăng ký cổ đông là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần được hiểu là văn bản, dữ liệu ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty.
Sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần sẽ cung cấp những thông tin sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
2. Công ty cổ phần phải lập sổ đăng ký cổ đông kể từ khi nào?
Khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.”
Căn cứ quy định pháp luật, như vậy, công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông.
3. Sổ đăng ký cổ đông cho biết những thông tin gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
4. Không lập sổ đăng ký cổ đông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông bị xử phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) …”
Theo đó, trong trường hợp công ty cổ phần không lập sổ đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó, công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định (khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com