Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì Luật cũng quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Quy định này là cơ sở pháp lý phân biệt nghĩa vụ về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên vợ hoặc chồng khi không tự mình xác lập nghĩa vụ cũng không hưởng lợi từ các giao dịch của bên kia dẫn tới phát sinh một nghĩa vụ.

Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn

Tài sản mỗi bên có trước khi kết hôn được Luật quy định là tài sản riêng của vợ, chồng. Chính vì vậy những nghĩa vụ về tài sản mà mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng về tài sản của người có nghĩa vụ.

Ví dụ: Trước khi kết hôn, anh B mua trả góp một chiếc xe máy để đi làm. Sau đó anh B kết hôn với chị A thì khoản trả góp còn lại là nghĩa vụ của riêng anh B, chị A không có trách nhiệm phải trả khoản nợ này.

 Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

Nghĩa vụ riêng phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định tại Khoản 2, Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Căn cứ xác định nghĩa vụ trong trường hợp này là dựa vào tài sản làm phát sinh nghĩa vụ. Theo đó tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh….

Là chủ sở hữu của tài sản, vợ hoặc chồng được pháp luật cho phép thực hiện các quyền năng trong phạm vi luật định đối với tài sản của mình, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng… và phải gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà phát sinh nghĩa vụ thì đây được xác định là nghĩa vụ riêng của người có tài sản, nghĩa vụ này được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng.

Ví dụ hai vợ chồng có hai xe máy riêng để đi làm, xe được hai người mua trước khi kết hôn và là tài sản riêng của mỗi người. Các chi phí phát sinh từ việc sửa xe là nghĩa vụ thanh toán của mỗi người.

Ảnh minh họa

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình

Trường hợp vợ chồng chiếm hữu, sử dung, định đoạt tài sản chung không phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình như không có sự thỏa thuận bằng văn bản đối với những giao dịch được quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật này hoặc vi phạm các quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch đó sẽ không được coi là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Đối với những giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu riêng, lợi ích cá nhân riêng thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó được Luật quy định là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Lợi ích chung của gia đình là một đòi hỏi đối với các bên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung.

Ví dụ: Vợ vay tiền để mua một cái điện thoại đời mới thì khoản vay đó được xác định là nghĩa vụ riêng về tài sản của người vay.

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình

Trường hợp vợ chồng chiếm hữu, sử dung, định đoạt tài sản chung không phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình như không có sự thỏa thuận bằng văn bản đối với những giao dịch được quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật này hoặc vi phạm các quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch đó sẽ không được coi là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Đối với những giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu riêng, lợi ích cá nhân riêng thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó được Luật quy định là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Lợi ích chung của gia đình là một đòi hỏi đối với các bên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung.

Ví dụ: Vợ vay tiền để mua một cái điện thoại đời mới thì khoản vay đó được xác định là nghĩa vụ riêng về tài sản của người vay.

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật của một bên, dẫn tới hậu quả cho người khác, do đó người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với hậu quả do mình gây ra. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

– Nghĩa vụ bồi thường do hành vi trái pháp luật của một bên vợ hoặc chồng gây ra không chỉ áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà còn phát sinh khi vợ, chồng vi phạm hợp đồng.

– Người vợ, chồng là người của pháp nhân gây ra thiệt hại, là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, là cán bộ, công chức gây ra thiệt hại.

Lưu Ý: Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *