Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên hiện nay, vẫn nhiều người chưa nắm rõ quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Bài viết sau đây, Công ty sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
MỤC LỤC
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Căn cứ Điều 14, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Các đối tượng tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì ?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Thuật ngữ “mỹ thuật ứng dụng” được dùng để chỉ việc áp dụng các thiết kế thẩm mỹ đối với các vật dụng có chức năng có thể sử dụng được. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên các vật dụng, đồ vật hàng ngày.
Đối với một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng điều kiện để được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả bao gồm:
- Được sáng tạo và thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định;
- Nội dung không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, không gây hại cho quốc phòng, an ninh.
Đặc điểm của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Đặc điểm cơ bản của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ (tính mỹ thuật): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng những yếu tố như cấu tạo của các đường nét, màu sắc thể hiện trên bề mặt một sản phẩm( tính hai chiều) hoặc hình dạng của sản phẩm (tính ba chiều) hoặc sự kết hợp của cả hai loại tính năng đó. Với tư cách là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trước hết tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật.
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính ứng dụng hay tính hữu ích: mặc dù tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả những tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉ được tạo ra để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ thông thường như các tác phẩm nghệ thuật tạo hình khác. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn được thiết kế gắn liền với một vật phẩm, đồ vật hữu ích, có chức năng thông thường để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Ngoài ra:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng bất kỳ cấu tạo các đường nét hoặc màu sắc hoặc bất kỳ hình thức ba chiều nào, có hoặc không kết hợp với đường nét hay màu sắc, nhưng phải đáp ứng điều kiện là cấu tạo hoặc hình thức đó có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có khả năng dùng làm mẫu cho sản xuất công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp. Do đó, các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp có tính thẩm mỹ đều có thể trở thành đối tượng bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.