Nhãn hiệu được sử dụng trên sản phẩm giúp người mua phân biệt được hàng hoá trên thị trường. Đồng thời, nhãn hiệu còn mang trong mình những đặc điểm và giá trị quan trọng giúp xác định thành công và thịnh vượng của một doanh nghiệp.Vậy đặc điểm và giá trị của nhãn hiệu hàng hoá trong doanh nghiệp là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết “Đặc điểm và giá trị của nhãn hiệu hàng hóa”
MỤC LỤC
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá:
- Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;
- Hình vẽ, ảnh chụp;
- Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
>> Xem thêm: Quy định về đồng tác giả
Đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa
Sau đây, công ty Luật Hải Việt xin đưa ra một vài đặc điểm nhãn hiệu. Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hoá bao gồm:
1. Tên gọi:
- Tên gọi là phần quan trọng nhất của nhãn hiệu hàng hoá, thường là: tên mọi người hay gọi sản phẩm đó.
- Tên gọi này phải có tính duy nhất. Có nghĩa là không trùng lặp với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc sử dụng trước.
2. Biểu tượng hoặc hình ảnh của nhãn hiệu:
- Biểu tượng/ hình ảnh thường được thiết kế độc đáo và độc nhất để tạo sự phân biệt, dễ nhận diện.
3. Chữ viết:
- Điểm khác biệt trong kiểu chữ, font chữ
- Khác về cách viết đôi khi cũng được sử dụng để tăng tính đặc biệt và nhận diện.
4. Màu sắc:
- Màu sắc đặc trưng có thể được sử dụng để tạo sự nổi bật
- Có sự phân biệt nhãn hiệu hàng hoá so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
5. Slogan:
- Một số nhãn hiệu hàng hoá có thể kèm theo slogan, câu khẩu hiệu ngắn gọn nhằm ghi nhớ và gợi lên nhận diện sản phẩm.
6. Nhãn hiệu hàng hoá là tài sản vô hình: Đây có thể coi là đặc điểm quan trọng nhất.
- Cho nên nhãn hiệu sẽ không bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Giá trị nhãn hiệu hàng hoá có thể tăng theo thời gian dựa trên mức độ uy tín của doanh nghiệp.
Phân loại nhãn hiệu hàng hoá
Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản của nhãn hiệu cơ bản:
1. Phân loại theo tính chất
- Nhãn hiệu thông thường. Đây là nhãn hiệu xuất hiện phổ biến trên thị trường và thường được sử dụng để đại diện cho các sản phẩm hoặc dịch vụ thông thường.
- Nhãn hiệu chứng nhận. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của việc sử dụng nhãn hiệu. Đồng thời, có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ việc sử dụng nhãn hiệu của cá nhân/ tổ chức có quyền sử dụng.
- Nhãn hiệu liên kết. Được sử dụng cho sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại hoặc tương tự, hoặc có liên quan đến nhau.
2. Phân loại theo mức độ nổi tiếng
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Đây là nhãn hiệu được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và nhận diện rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Được công nhận/ xác lập qua cơ quan nhà nước.
- Nhãn hiệu thông thường. Tuân thủ thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường. Nhãn hiệu thông thường do các doanh nghiệp tự xác lập.
Những đặc điểm trên giúp hiểu rõ hơn về loại hình và phạm vi sử dụng của các nhãn hiệu. Đồng thời, giúp hiểu quy định pháp luật về quyền lợi của chủ sở hữu và người tiêu dùng trong việc nhận diện nhãn hiệu.
Giá trị nhãn hiệu hàng hóa
Giá trị nhãn hiệu hàng hoá là sự tổng hòa của các yếu tố vô hình và hình thức tạo nên giá trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Nhãn hiệu hàng hoá có thể tạo ra nhiều lợi ích quan trọng sau:
1. Tạo sự phân biệt và nhận diện thương hiệu:
- Nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại từ các đối thủ cạnh tranh.
- Nhãn hiệu là “gương mặt” của doanh nghiệp. Nó cho phép người tiêu dùng nhận dạng và nhớ tên sản phẩm dễ dàng.
- Nhãn hiệu hàng hoá giúp xây dựng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Một nhãn hiệu hàng hoá mạnh mẽ và nổi tiếng có thể đóng góp vào giá trị doanh nghiệp toàn diện và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2. Xây dựng lòng tin và trung thành của khách hàng với sản phẩm
- Khách hàng trung thành sẽ thường xuyên mua sản phẩm và dịch vụ của nhãn hiệu và giới thiệu cho người khác, tạo ra tăng trưởng doanh số bán hàng.
- Nhãn hiệu hàng hoá hấp dẫn và sáng tạo thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp tạo nên ấn tượng tích cực.
3. Bảo vệ tài sản trí tuệ:
- Đăng ký nhãn hiệu cung cấp quyền bảo vệ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp.
- Ngăn chặn việc sao chép, sử dụng trái phép và xâm phạm quyền lợi của doanh nghiệp.
Như vậy, giá trị nhãn hiệu hàng hoá là sự kết hợp của các yếu tố vô hình và hình thức giúp xác định, tạo lập và duy trì thương hiệu của doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào thành công và phát triển bền vững của công ty trên thị trường.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm những hồ sơ nào?
Đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hồ sơ cần chuẩn bị tối thiểu như sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (tờ khai đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) mẫu này được này được cung cấp bởi cơ quan nhà nước.
- Nếu nhãn hiệu bạn muốn Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thì bạn phải cung cấp thêm ảnh chụp và ảnh vẽ của mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
- Bản mô tả nhãn hiệu hàng hóa mà bạn muốn đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
- Chứng từ nộp lệ phí, phí.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có khó không?
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá không phải là quy trình phức tạp, nhưng có thể đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn cũng như sợ cẩn thận. Để có thể đảm bảo việc thực hiện đăng ký được diễn ra suôn sẻ. Công ty Luật Hải Việt khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu nên tìm các công ty SHTT làm đại diện. Từ đó nhãn hiệu sẽ được đăng ký nhanh hơn và chính xác hơn, cũng như tiết kiệm thời gian cho quý khách hàng.
>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ thú y
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com