Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng có khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ ở mới thì có thể lưu cư theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Quyền lưu cư là gì?

Quyền lưu cư, được hiểu là quyền được tiếp tục cư trú (ở lại) tại chỗ ở đang ở trong một thời hạn do luật định.

Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Trong thực tế, sau khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chưa thể sắp xếp được chỗ ở do nhiều nguyên do chủ quan hoặc khách quan: thời gian gấp gáp, điều kiện kinh tế chưa cho phép,… Pháp luật đã dự tính trường hợp này và quy định cụ thể về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền lưu cư sau khi ly hôn, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn có khó khăn về chỗ ở và tạo điều kiện cho họ có thời gian tìm chỗ ở khác.

“Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu bên không được sở hữu nhà chưa thu xếp được chỗ ở khác thì tòa án sẽ ấn định thời gian cho người đang ở nơi đó được quyền lưu lại một thời gian nhất định.

Theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, thì khoảng thời gian này là tối đa 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Và có thể hiểu quy định này cụ thể như sau: 

– Đặc điểm của quyền lưu cư khi ly hôn là nhà ở phải là tài sản thuộc sở hữu của một bên vợ hoặc chồng và đã đưa vào sử dụng

– Trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì quyền này được thực hiện theo thỏa thuận

– Như vậy, quyền lưu cư là một vấn đề mà Tòa án cần phải đặt ra khi giải quyết vụ án ly hôn khi bên vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở. Nếu họ có thỏa thuận về quyền lưu cư thì ghi nhận thỏa thuận đó vào bản án hoặc quyết định.

– Có thể thấy rằng, trong trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc lưu cư này cần được Tòa án ghi một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo quyền lợi của hai bên đương sự. Tránh trường hợp khi một bên đã thực hiện xong việc hoàn tiền chênh lệch nhưng bên được nhận tiền vẫn còn gặp khó khăn chưa tìm chỗ ở mới, được lưu cư quá ít hoặc trường hợp người lưu cư quá lâu, ảnh hưởng tới quyền lợi bên được nhận nhà.

Lưu Ý của Công Ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *