Thỏa thuận tài sản trước ly hôn

Quyền sở hữu tài sản riêng là quyền luật định của mỗi cá nhân. Do đó vợ chồng được quyền thỏa thuận tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy quy định về thoả thuận tài sản trước ly hôn? Những điều cần lưu ý về thoả thuận tài sản trước  ly hôn?  Hãy cũng Luật Hải Việt tìm hiểu vấn đề này.

Thỏa thuận tài sản vợ, chồng trước hôn nhân

Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Chính vì vậy, cần lưu ý rõ khi thoả thuận tài sản trước hôn nhân. 

Như vậy, vợ chồng được thỏa thuận để phân chia tài sản chung.  Xác định tài sản riêng của mỗi người để từ đó dễ dàng thực hiện quyền định đoạt tài sản.

Việc phân chia tài sản chung sẽ dựa theo 2 cách thức:

  • Đồng thuận trong một văn bản thỏa thuận phân chia tài sản
  • Không đồng thuận thì phân chia bởi quyết định, bản án của Tòa án có thẩm quyền.

Xem thêm: Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

Hình thức và nội dung của thỏa thuận tài sản vợ, chồng trước hôn nhân

Về hình thức

Thỏa thuận tài sản vợ, chồng trước hôn nhân chỉ có hiệu lực. Và có khả năng thực thi khi thỏa thuận này được xác lập trước khi đăng ký kết hôn dưới hình thức văn bản. Và phải được công chứng, chứng thực.

Thời điểm có hiệu lực của chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng. Được tính từ ngày vợ, chồng đăng kí kết hôn.

Như vậy, văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng chỉ thể hiện dưới hình thức văn bản. Và có chữ ký của vợ và chồng là vẫn chưa đủ điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận này. Mà cần có thêm một điều kiện nữa đó là văn bản này phải được công chứng, chứng thực.

Cần có điều kiện phải công chứng, chứng thực cho văn bản nay là để tránh trường hợp thỏa thuận này bị vô hiệu. Do vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến việc không thể thực hiện được trên thực tế. Và nhằm tránh các tranh chấp liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.

Về nội dung

Về việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản. Vợ, chồng cần xác định rõ đâu là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng. Đâu là tài sản chung của vợ, chồng. Vợ, chồng có thể xác định quyền sở hữu với tài sản theo các cách sau:

  • Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
  • Xác định tất cả tài sản là tài sản chung. Toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn, của hồi môn, tài sản tặng cho…Và cả tài sản mà vợ chồng có được trong thời kì hôn nhân đều thuộc tài sản chung.
  • Giữa vợ và chồng không có tài sản chung. Mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó.
  • Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ, chồng:

  • Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
  • Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình. Và của người khác thì phải bồi thường.

Sửa đổi, bổ sung thỏa thuận tài sản vợ chồng trước hôn nhân

Vợ chồng hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận tài sản vợ chồng trước hôn nhân. Việc sửa đổi, bổ sung này có một số điểm đáng chú ý sau:

  • Về hình thức: khi sửa đổi, bổ sung thỏa thuận tài sản vợ, chồng cần lập thành văn bản mới. Và phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
  • Về hậu quả pháp lý: việc sửa đối, bổ sung  một phần hoặc toàn bộ nội dung đã thỏa thuận  của chế độ tài sản của vợ chồng. Sẽ không làm chấm dứt hoàn toàn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trước đó mà chỉ làm thay đổi một số nội dung của thỏa thuận trước đó. Nếu như thỏa thuận tài sản vợ chồng này có liên quan đến người thứ ba thì Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận vẫn phải đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người thứ ba biết những thông tin liên quan, nếu vợ, chồng mà vi pham nghĩa vụ này thì quyền lợi của người thứ ba vẫn được pháp luật bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
  • Về việc sửa đổi, bổ sung chỉ làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận. Mà không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba có liên quan. Sở dĩ phải có quy đinh này là nhằm tránh  tình trạng vợ, chồng sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng.

Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản vợ, chồng

Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 126/ 2014 NĐ-CP quy đinh chế độ tài sản vợ chồng sẽ dẫn đến hậu quả sau:

  • Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực. Kể từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Xem thêm: Quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *