Nhãn hiệu tên người nổi tiếng có thể được đăng ký và bảo hộ tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng không chỉ đảm bảo quyền lợi mà còn giúp xây dựng và tăng cường giá trị thương hiệu. Vậy quy định tại Việt Nam về đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng là gì? Sau đây, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết sau.
Nhãn hiệu là gì?
Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2022, Nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Sau đây là một số loại nhãn hiệu cụ thể được quy định như sau:
- Nhãn hiệu tập thể
- Nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu nổi tiếng
Tên của người nổi tiếng là gì?
Tên của người nổi tiếng bao gồm tên thật, bút danh, nghệ danh của người nổi tiếng đó.
Như vậy, nhãn hiệu tên người nổi tiếng là chỉ doanh nghiệp, tư nhân dùng tên người nổi tiếng đại diện cho sản phẩm. Nhãn hiệu tên người nổi tiếng có thể là tên đầy đủ, biệt danh hoặc tên gọi đặc biệt. Và tên nhãn hiệu này được sử dụng để xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ.
Mục đích đăng ký tên người nhãn hiệu nổi tiếng
- Đăng ký nhãn hiệu người nổi tiếng giúp chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng. Khống chế việc sử dụng tên này về mục đích thương mại. Giúp ngăn chặn việc sử dụng trái phép, giả mạo hoặc lợi dụng tên người nổi tiếng.
- Việc đăng ký nhãn hiệu người nổi tiếng giúp xây dựng sự uy tín. Góp phần quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm liên quan đến người nổi tiếng này.
- Đăng ký giúp bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu các biện pháp bảo vệ pháp lý và khởi kiện để đối phó với việc vi phạm nhãn hiệu.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước hoa
Có được đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng không?
Theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (bổ sung theo luật sở hữu trí tuệ năm 2022), đăng ký nhãn hiệu người nổi tiếng cần:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Trường hợp không được đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật SHTT hiện hành thì một trong các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài”.
Khái niệm “người nổi tiếng” chưa được quy định cụ thể theo pháp luật. Tuy nhiên, người nổi tiếng cũng có thể là lãnh tụ, anh hùng dân tộc hay danh nhân. Vì họ là người được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Họ cũng có thể coi là người nổi tiếng. Cho nên cần phần biệt rõ ràng trước khi đăng ký nhãn hiệu người nổi tiếng.
- Khoản 5 Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu bằng tên người nổi tiếng làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng. Có thể là về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
- Tên người nổi tiếng không còn có khả năng phân biệt. Ví dụ như tên người nổi tiếng đó đã được một chủ thể khác đăng ký bảo hộ trước đó.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com